17/09/2018, 21:28

Snowden xác nhận Trung Quốc đánh cắp kế hoạch máy bay chiến đấu F-35

Một bản trình bày tuyệt mật từ NSA, bị cựu nhân viên chính phủ Edward Snowden tiết lộ, trong đó cho thấy gián điệp mạng của Trung Quốc đã đánh cắp thông tin nhạy cảm về các máy bay chiến đấu F-35 được sản xuất bởi công ty hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin. Các tài liệu Snowden tiết lộ có ...

Một bản trình bày tuyệt mật từ NSA, bị cựu nhân viên chính phủ Edward Snowden tiết lộ, trong đó cho thấy gián điệp mạng của Trung Quốc đã đánh cắp thông tin nhạy cảm về các máy bay chiến đấu F-35 được sản xuất bởi công ty hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin.

Các tài liệu Snowden tiết lộ có chứa thông tin về các nỗ lực của NSA và các đối tác trong việc xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng được thực hiện bởi Trung Quốc nhắm vào các tổ chức quân sự nhạy cảm của Mỹ.

Hàng trăm v xâm nhp ca Trung Quc được phát hin trong mt năm

Theo tờ báo Đức Der Spiegel, trong đó công bố những tiết lộ mới cho thấy Trung Quốc đã cố gắng khai thác lượng lớn dữ liệu (terabyte) về chiếc máy bay chiến đấu, bao gồm cả kế hoạch can thiệp vào radar của hệ thống, máy và phương pháp sử dụng để làm mát khí thải.

Người ta tin rằng các thông tin bị đánh cắp đã được Trung Quốc sử dụng rộng rãi để xây dựng máy bay chiến đấu của riêng mình, Chengdu J-20 và Shenyang J-31; máy bay vẫn đang giai đoạn bước đầu, với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong năm 2011. J-20 được dự kiến sẽ chính thức hoạt động khoảng năm 2017 và 2019.

Vi phạm lần đầu tại Lockheed Martin dẫn đến một bên thứ ba không tiết lộ danh tính khai thác thông tin bí mật về dự án quân sự được cho là đã diễn ra trong năm 2007; một số dự án khác được cho là vào năm 2013.

Các tài liệu từ Snowden tiết lộ rằng không chỉ có Trung Quốc hoạt động tình báo mạng thành công, vì hơn 500 vụ xâm nhập đáng kể đã được ghi lại trong một năm.

Thu thp d liu bên th tư

Hơn nữa, các tiết lộ cho thấy cách các cơ quan tình báo thu thập dữ liệu bằng việc dựa vào các công cụ được sử dụng bởi một bên khác để tấn công mục tiêu chung. Phương pháp này được gọi là “thu thập bên thứ tư” và nó đề cập đến “một cách thu thập dữ liệu thụ động hay chủ động từ hoạt động CNE [khai thác mạng máy tính] chống lại một mục tiêu”.

Về cơ bản, tội phạm khai thác mạng máy tính của một bên khác, cả hai đều tập trung vào mục tiêu NSA quan tâm.

Một ví dụ được đưa ra trong tài liệu bí mật bị rò rỉ trên đề cập đến thông tin về Triều Tiên. “Vào thời điểm đó, truy cập của chúng tôi tới Triểu Tiên không có gì nhưng chúng tôi có thể tạo ra một số xâm nhập vào các chương trình CNE của Hàn Quốc. Chúng tôi tìm thấy một vài trường hợp trong đó các quan chức NK với SK cấy trên hộp của họ, vì vậy chúng tôi đã vào các điểm khai thác, và rút các dữ liệu trở lại. Đó là bên thứ tư”.

Der Spiegel cũng công khai một bài thuyết trình slide bị rò rỉ cho thu thập dữ liệu bên thứ tư, giải thích cách công nghệ làm việc.

Một điểm trọng cần lưu ý là phương pháp thu thập dữ liệu này có lợi thế của hoạt động khai thác mạng máy tính mà không được liên kết với một đối tác Five Eye (Mỹ, Canada, Anh, Australia và New Zealand).

Softpedia

0