So sánh bằng trong Javascript
Người viết: Nguyen Van Sang Trong khi viết code, việc so sánh giữa các giá trị là điều phổ biến, thường đi liền với các lệnh điều kiện if else và như mọi người đều biết các ứng dụng thực tế sẽ phải xử lý rất nhiều case (if else đếm không xuể). Vậy nên đảm bảo kết quả so sánh đúng ...
Người viết: Nguyen Van Sang
Trong khi viết code, việc so sánh giữa các giá trị là điều phổ biến, thường đi liền với các lệnh điều kiện if else và như mọi người đều biết các ứng dụng thực tế sẽ phải xử lý rất nhiều case (if else đếm không xuể).
Vậy nên đảm bảo kết quả so sánh đúng như mong muốn rất quan trọng. Tuy nhiên trong JavaScript, việc so sánh thường gặp một số hiểu nhầm dẫn đến khó khăn khi debug.
Bài viết này sẽ làm rõ hơn về các kiểu so sánh bằng trong JavaScript và cách thức hoạt động của chúng.
Cơ bản về so sánh bằng
Trước tiên, hãy nhắc lại một chút về tính năng so sánh trong JavaScript
- String được so sánh dựa trên thứ tự từ điển của từng ký tự, dựa theo giá trị Unicode.
- String hoàn toàn bằng nhau khi chúng có cùng một chuỗi ký tự, cùng độ dài, hay cùng một ký tự tại ví trí bất kỳ.
- Number hoàn toàn bằng nhau khi chúng có chung một giá trị số. So sánh NaN sẽ luôn trả về false, kể cả với NaN.
- Boolean hoàn toàn bằng nhau khi cả hai đều true hoặc false.
- Object bằng nhau khi cùng tham chiếu tới một vùng nhớ trong bộ nhớ.
- Các giá trị kiểu null và undefined hoàn toàn bằng chính nó và bằng nhau nếu sử dụng == .
Tiếp theo chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về 3 kiểu so sánh bằng trong JavaScript là ==, === và Object.is
Toán tử ===
Hay còn được viết với tên Strict Equality – hoàn toàn bằng nhau như đề cập ở trên. Sở dĩ nó có tên như vậy bởi công việc nó thực hiển chỉ là so sánh, không ép kiểu toán hạng nào cả.
Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 |
1 === 1; // true 1 === '1; // false '1' === '1'; // true 1 === NaN; // false NaN === NaN; // false null === undefined; // Đây là một trường hợp đặc biệt. Kết quả là false bởi null bản chất một giá trị vô nghĩa còn undefined có nghĩa là biến này chưa được khai báo giá trị nào cả |
Toán tử ==
Tên gọi khác là Loose equality. Khác với === trước khi so sánh, == sẽ ép kiểu các toán hạng về kiểu chung nhất sau đó mới thực hiện Strict equality. Vậy nên sử dụng các ví dụ trước với ==, ta được:
1 2 3 4 5 6 7 8 |
1 == 1; // true 1 == '1'; // true '1' == '1'; // true 1 == NaN; // vẫn là false NaN == NaN; // vẫn là false null == undefined; // true bởi cả 2 sẽ được ép kiểu về boolean có giá trị false |
Điều hay gây hiểu nhầm chính là việc JavaScript ép kiểu. Vậy để tránh các lỗi này, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ép kiểu hoạt động như thế nào:
- Khi so sánh Number và String, String được ép kiểu về Number. Nếu không có giá trị tương ứng thì kết quả ép kiểu sẽ là NaN.
- Nếu một trong hai toán hạng là Boolean, toán hạng đó sẽ được chuyển về 1 nếu là true và +0 nếu là false.
- Nếu một Object được so sánh với một Number hoặc String, JavaScript sẽ thử chuyển đổi Object về kiểu nguyên thủy, sử dụng phương thức valueOf và toString. Nếu thất bại thì sẽ sinh ra một runtime error.
- Nếu hai toán hạng đều là Object, chúng chỉ bằng nhau khi đều tham chiếu tới một vùng nhớ.
Vậy khi nào thì dùng === và ==, hãy xét qua ví dụ sau:
1 2 3 4 5 6 7 |
let thisIsAnObject = new String('something'); let thisIsAString = 'something'; thisIsAnObject == thisIsAString; //true vì sau khi ép kiểu, giá trị chúng là như nhau thisIsAnObject === thisIsAString; //false vì không có ép kiểu xảy ra và chúng là 2 kiểu khác nhau mặc dù đều biểu diễn cùng một chuỗi |
Với kiểu Boolean:
1 2 3 4 |
true == 1; // true vì true được ép kiểu Number có giá trị là 1 true === 1; // false vì không có ép kiểu |
Boolean so sánh với String cũng được ép kiểu về Number:
1 2 3 4 5 6 |
true == 'true' // false vì String không thể ép kiểu về Number isNaN(Number('true')) // true true == '1' // true vì cả 2 giá trị sẽ được ép kiểu về Number có giá trị bằng 1 |
Vậy còn Object:
1 2 3 4 5 6 7 8 |
let x = new String('1'); let y = new String('true'); x == true; //true vì x được ép kiểu về Number có giá trị bằng 1, tương tự với true y == true; // false vì y được ép kiểu về String có giá trị bằng 'true' sau đó lại được chuyển về Number với giá trị NaN //Nếu dùng === thì cả hai câu lệnh trên đều cho kết quả false vì rõ ràng các giá trị này khác kiểu nhau. |
Ý kiến cá nhân thì mình thích sử dụng === hơn, chúng ta sẽ tự ép kiểu thủ công, vừa rõ ràng hơn mà tránh được lỗi nếu không nắm rõ cách so sánh ép kiểu ví dụ như "true" == true hay null == undefined trả về false.
Phương thức Object.is()
Ngoài ==, === thì ta còn một cách so sánh bằng khác là Object.is với cách dùng như sau:
- Cú pháp Object.is(value1, value2), giá trị trả về là một Boolean, true nếu hai tham số bằng nhau và ngược lại.
- Hai tham số bằng nhau nếu
- Đều là undefined
- Đều là null
- Đều là true hoặc false
- Đều là một String với cùng độ dài và thứ tự các ký tự
- Đều là một Object (có chung một tham chiếu)
- Đều là Number có cùng giá trị
- Đều là +0
- Đều là -0
- Đều là NaN
Về cơ bản, Object.is giống với === nhưng khác biệt trong một vài trường hợp.
Đó là:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
NaN === NaN; // false Object.is(NaN, NaN); // true +0 === -0; // true Object.is(+0, -0); // false // +0 chình là 0 // cái này thường được lưu ý trong lập trình game khi cần thiết phải tính toán vận tốc hoặc lực cản |
Kết
Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.