06/12/2018, 16:00

Sử dụng React Context

Thông thường, data trong React sẽ được truyền từ trên xuống dưới (parent to child) thông qua props, tuy nhiên trong những trường hợp ta cần chia sẻ dữ liệu trong toàn bộ app mà không phải truyền props qua từng tầng của React component tree, ta sử dụng React Context. Context được sử dụng khi dữ ...

Thông thường, data trong React sẽ được truyền từ trên xuống dưới (parent to child) thông qua props, tuy nhiên trong những trường hợp ta cần chia sẻ dữ liệu trong toàn bộ app mà không phải truyền props qua từng tầng của React component tree, ta sử dụng React Context.

Context được sử dụng khi dữ liệu cần được truy cập ở nhiều components ở các level khác nhau. Nếu bạn chỉ muốn tránh việc phải truyền props qua nhiều tầng khác nhau, sử dụng component composition sẽ dễ dàng hơn.


Ví dụ: Page component cần truyền hai props là user và avatarSize cho Link component.

<Page user={user} avatarSize={avatarSize} />
// ... which renders ...
<PageLayout user={user} avatarSize={avatarSize} />
// ... which renders ...
<NavigationBar user={user} avatarSize={avatarSize} />
// ... which renders ...
<Link href={user.permalink}>
    <Avatar user={user} size={avatarSize} />
</Link>

Theo cách thông thường thì ta phải truyền hai props này qua các level of component rồi mới đến được Link component. Việc này sẽ gây dư thừa props cho các component ở giữa khiến code trở nên khó đọc.


Để giải quyết vấn đề này mà không sử dụng context, ta sẽ truyền cả Link component xuống dưới như là props.

function Page(props) {
    const user = props.user;
    
    const userLink = (
        <Link href={user.permalink}>
            <Avatar user={user} size={props.avatarSize} />
        </Link>
    );
    return <PageLayout userLink={userLink} />;
}

// Now, we have:
<Page user={user} avatarSize={avatarSize}/>
// ... which renders ...
<PageLayout userLink={...} />
// ... which renders ...
<NavigationBar userLink={...} />
// ... which renders ...
{props.userLink}

Để setup React context, ta có hai bước:

  1. Setup context Provider và định nghĩa dữ liệu mà ta muốn lưu trữ.
  2. Sử dụng context Consumer ở bất cứ nơi nào ta muốn đọc dữ liệu.

Để khởi tạo context provider, ta sử dụng React.createContext.

const MyContext = React.createContext(defaultValue);

Sau đó, ta wrap React components cần truy cập dữ liệu từ context bởi context Provider.

const state = {
    name: "Quang",
    age: 24
}

render() {
    return (
        <MyContext.Provider value={data}>
            <Components>
        </MyContext.Provider>
    );
}

Dữ liệu từ value sẽ được truyền vào trong context, để truy cập dữ liệu ta sử dụng context Consumer.

<MyContext.Consumer>
    {(context) => context.name}
</MyContext.Consumer>

Giá trị value mà Consumer nhận được là từ Provider gần nó nhất, nếu không có Provider nào thì giá trị defaultValue sẽ được sử dụng. Tất cả Consumers gán với Provider sẽ re-render khi mà giá trị value của Provider thay đổi .

Trong trường hợp ta muốn thay đổi data trong context từ component consume context, ta sẽ thêm một function là properties của data ta truyền vào giá trị value của context. Ví dụ cụ thể:

const state = {
    name: "Quang",
    age: 24,
    increment: () => {
        this.setState({
            ...this.state,
            age: this.state.age + 1
        });
    }
}

render() {
    return (
        <MyContext.Provider value={data}>
            {(context) => <button onClick={context.increment}>INC</button>}
        </MyContext.Provider>
    );
}
  1. https://hackernoon.com/how-to-use-the-new-react-context-api-fce011e7d87
  2. https://reactjs.org/docs/context.html
0