Sự khác nhau giữa kiểm thử ứng dụng trên IOS và kiểm thử ứng dụng trên android
Khi nhắc đến kiểm thử trên thiết bị di động, mỗi tester chúng ta thường nghĩ ngay đến kiểm thử trên thiết bị IOS và Android. Cả 2 đều là thiết bị di động, nhưng: Tại sao chúng ta lại cần có những trường hợp kiểm thử khác nhau cho 2 loại thiết bị này? Tại sao cùng là một trường hợp kiểm thử, bug lại ...
Khi nhắc đến kiểm thử trên thiết bị di động, mỗi tester chúng ta thường nghĩ ngay đến kiểm thử trên thiết bị IOS và Android. Cả 2 đều là thiết bị di động, nhưng: Tại sao chúng ta lại cần có những trường hợp kiểm thử khác nhau cho 2 loại thiết bị này? Tại sao cùng là một trường hợp kiểm thử, bug lại chỉ được phát hiện ra trên 1 thiết bị, còn loại thiết bị kia thì không? Đó chính là do 2 loại thiết bị này có những sự khác nhau nhất định. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Kiểu hệ điều hành: Đóng và mở
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở của Google cung cấp nhiều tùy chỉnh cho cộng đồng nhà phát triển và các nhà sản xuất bên thứ ba. Vì vậy mà các nhà phát triển có thể sửa đổi để có phiên bản android của riêng họ. Mọi khía cạnh của hệ điều hành có thể được tinh chỉnh bởi các nhà phát triển để phù hợp với yêu cầu của họ. Còn IOS là hệ điều hành mã nguồn đóng, việc sửa đổi hay phát hành đều chỉ của riêng Apple.
2. Android thì đa dạng hơn về thiết bị
Andoird thường xuyên có những bản cập nhật mới, có rất nhiều thiết bị android. Chính vì vậy mà các trường hợp kiểm thử đối với android cũng nhiều hơn đối với bản IOS. Để đảm bảo các tính năng mới hoạt động tốt trên tất cả các bản cập nhật, thì tester cần phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức. Nó dẫn đến chi phí bên phía android cũng tốn kém hơn so với IOS.
3. Quá trình cài đặt ứng dụng của thiết bị android thì đơn giản hơn IOS
Đối với thiết bị android, chúng ta có thể cài đặt ứng dụng trực tiếp bằng định dạng tệp .APK mà không cần phải phải sử dụng Google Play. Các ứng dụng đã có trong Google Play, thì quá trình cài đặt lại hết sức đơn giản với những mô tả có sẵn của google. Còn quá trình cài đặt của các thiết bị IOS lại không hề đơn giản như phía android. Đối với một ứng dụng đang trong quá trình thử nghiệm, không có trong App Store thì người kiểm thử phải thực hiện theo những hướng dẫn đặc biệt để hoàn thành quá trình kiểm thử và quá trình đó còn có thể gây ra lỗi. Còn đối với các ứng dụng đã có trên App Store thì mọi chuyện trở lên dễ dàng, chúng ta chỉ cần vào App Store, tìm kiếm và cài đặt. Chính sự khác nhau trong quá trình cài đặt này, cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình kiểm thử phần mềm của tester.
4. Bố cục và kích thước màn hình.
Các nhà cung cấp lớn, đều có xu hướng thay đổi kích thước màn hình điện thoại, tablet hay phablet để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng cũng như cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Cách bố trí của các thiết bị có thể khác nhau, thiết bị android cũng có nhiều bố cục và kích thước khác nhau. Điều này tạo ra những thách thức lớn trong quá trình kiểm thử phần mềm, khiến chúng ta cần kiểm thử trên nhiều thiết bị nhất có thể. Bên phía IOS thì lại khác, danh mục các thiệt bị hạn chế hơn nhiều so với bên android. Một ví dụ điển hình ở đây, đó là trên thiết bị android, Các nút cứng đa dạng hơn như là nút back, nút home, nút menu. Tuy nhiên trên thiết bị IOS thì lại chỉ có nút home. Điều này làm cho việc kiểm thử trên IOS đơn giản hơn và ít trường hợp kiểm thử hơn là android.
5. Độ phân giải màn hình.
Điện thoại Android có sẵn theo bố cục và kích thước khác nhau dẫn đến độ phân giải thay đổi từ thiết bị này sang thiết bị khác. Điều này có nghĩa là ứng dụng Android cần được tối ưu hóa cho từng thiết bị. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các tester trong quá trình kiểm thử phần mềm. Mặt khác, Apple có danh mục thiết bị hạn chế có thể được kiểm tra một cách dễ dàng. Chức năng iOS có thể được kiểm tra và triển khai tất cả cùng một lúc vì tất cả các thiết bị hoạt động tương tự. Các lĩnh vực chính của các vấn đề tiềm ẩn trên iOS xuất phát từ hệ điều hành và tính tương thích của trình duyệt.
6. Hiệu suất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị android được sản xuất bởi các hãng khác nhau. Không pải thiết bị nào cũng có tài nguyên như nhau. Chính vì vậy mà việc đảm bảo các ứng dụng chạy tốt và sử dụng tài nguyên hợp lí trên thiết bị android cũng gặp nhiều khó khăn hơn là trên thiết bị IOS.
7. Tính đặc thù của phần cứng.
Đặc thù của phần cứng trên các thiết bị android cũng đa dạng hơn rất nhiều so với thiết bị IOS. Khi kiểm thử, tester chúng ta cũng cần lưu ý đến các thông số phần cứng của thiết bị như là bộ nhớ hay tốc độ xử lí. Các đặc thù về phần cứng này thực sự rất quan trọng, có một số ứng dụng được phát triển dành cho thiết bị cao cấp lại không thể sử dụng cho các thiết bị đời thấp hơn.
8. Nhiều phiên bản hệ điều hành
Nhiều thiết bị android thường sử dụng được các phiên bản hệ điều hành cũ hơn, chính vì vậy mà khi kiểm thử, chúng ta nên thử nghiệm Android API với nhiều phiên bản khác nhau bao gồm cả các phiên bản cũ. Đây là 1 sự khác biệt khá lớn so với hệ điều hành IOS.
9. Khả năng sử dụng
Khi chúng ta sử dụng thiết bị di động, thì việc muốn thoát app hay xoá app đều là những trường hợp thường xuyên xảy ra. Đối với android thì việc thoát hay xoá cũng đơn giản hơn phía IOS. Nhờ có các nút cứng đa dạng, việc sử dụng các nút này trên thiết bị android cũng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình test. Những nút cứng này thì không được hỗ trợ đầy đủ bên IOS. Một điều đặc biệt nữa đó là android clear data app được, vậy nên khi test chúng ta không mất công nhờ dev build lại nhiều lần như bên IOS.
Kết luận
Trên đây là một vài điểm khác nhau khi kiểm thử trên IOS và android mà mình tham khảo và đúc rút ra được trong quá trình kiểm thử. Hi vọng rằng sẽ giúp được các bạn 1 phần nào đó trong công việc. Tham khảo nguồn: https://skelia.com/articles/differences-between-android-and-ios-app-testing/