Sự khác nhau giữa Project Manager và Project Leader
Hẳn các bạn lập trình viên đã từng nghe rằng hai thuật ngữ Project Manager và Project Leader thường được sử dụng hoán đổi cho nhau. Nhưng liệu hai thuật ngữ này có hoàn toàn giống nhau hay không? Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điểm khác nhau cũng như điểm tương đồng giữa hai ...
Hẳn các bạn lập trình viên đã từng nghe rằng hai thuật ngữ Project Manager và Project Leader thường được sử dụng hoán đổi cho nhau. Nhưng liệu hai thuật ngữ này có hoàn toàn giống nhau hay không? Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điểm khác nhau cũng như điểm tương đồng giữa hai thuật ngữ này.
Qua bài viết, hy vọng các bạn có thể phân biệt được task nào do project leader phụ trách, task nào do project manager phụ trách. Điều gì làm nên sự khác nhau giữa project manager và project leader. Và tại sao chúng ta cần phải biết về sự khác biệt đó.
Cùng bắt đầu nào!
Sự khác nhau giữa Project Manager và Project Leader
Về cơ bản, một project leader có thể là một project manager, nhưng một project manager thì không phải là một project leader.
Cả hai vị trí đều có nhiệm vụ và kế hoạch nhất định. Họ thực hiện dự án và đảm bảo mọi thứ được hoàn thành. Tuy nhiên, vai trò của Project Manager và Project Leader thì lại không giống nhau.
Project Leader
Là người dẫn dắt member trong suốt dự án. Project leader truyền đạt cho mọi người các thông tin cơ bản liên quan đến dự án. Trong trường hợp có vấn đề gì xảy ra, project leader có trách nhiệm hướng dẫn cho member trong các nhiệm vụ của họ.
Project Leader là người đảm bảo dự án được thực hiện theo cách tốt nhất có thể bằng cách đặt câu hỏi “Làm thế nào?”, “Tại sao?” , “Để làm gì?”… Đó cũng là người nắm được từng chi tiết của dự án.
Bên cạnh đó, Project Leader phải có tầm nhìn, gắn kết mọi người, truyền động lực cho member và đưa ra các ý tưởng. Project leader lắng nghe member của mình, quan tâm đến nhu cầu và cảm nhận của từng member để đảm bảo môi trường làm việc thân thiện và đoàn kết. Có như vậy thì hiệu suất công việc mới cao, và từng member có cơ hội cống hiến tốt hơn.
Các project leader làm việc trực tiếp với các member của mình nên sẽ tự do hơn khi request công việc và điều phối member. Họ là người lead chính, mang lại giá trị cho dự án và team. Họ khiến member cảm thấy công việc của mình được đánh giá cao và quan trọng, là người hỗ trợ về mặt tinh thần cho đội nhóm.
Project Manager
Là người đảm bảo dự án hoàn thành đúng deadline, đảm bảo mỗi người trong dự án làm đúng nhiệm vụ của mình. Quản lý ngân sách, schedule, deadline, tài liệu, con người,…
Project manager không phải là người giữ vai trò truyền động lực cho member mà là người giữ mọi thứ được sắp xếp có tổ chức. Là người làm báo cáo tiến độ, chịu trách nhiệm update tiến độ dự án và chỉ ra các khó khăn, trở ngại có thể xảy ra.
Có thể thấy rằng, Project manager làm việc trực tiếp với project leader chứ không trực tiếp làm việc với member. Vai trò chính của Project manager là quản lý dự án.
Sự giống nhau giữa Project Manager và Project Leader – Leadership
Dù là Project manager hay Project leader thì cũng đều đòi hỏi rất nhiều về quản lý, phân tích dữ liệu và xử lý thông tin liên quan đến progress của team hoặc của doanh nghiệp.
Cả hai vị trí này, ít hay nhiều, đều cần có khả năng lãnh đạo (leadership) – dẫn dắt member của mình qua từng giai đoạn của dự án. Và một leader giỏi không chỉ giỏi nói, anh ta còn có thể làm rất nhiều thứ để nâng cao hiệu suất làm việc.
Leader cần biết member của họ dành bao nhiêu thời gian cho công việc, budget bao nhiêu, income bao nhiêu, mỗi task đang sử dụng bao nhiêu chi phí, task nào dự án nào đang được giao cho ai.
Cả project manager và project leader đều được biết về progress của doanh nghiệp. Đây là phần quan trọng trong công việc của họ với tư cách là leader.
Tổng kết
Dù vai trò của project leader và project manager có vẻ như giống nhau, nhưng thực chất mỗi vị trí đều có nhiệm vụ riêng. Do đó, trước khi bắt đầu một dự án, bạn cần nắm được sự khác nhau giữa hai vai trò này để không có sự nhầm lẫn về nhiệm vụ, công việc của từng vị trí.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết
Tham khảo: Timecamp
Có thể bạn quan tâm:
- Bí kíp để trở thành một Product Manager giỏi
- Con đường phát triển sự nghiệp (Career Path) cho developer
- Làm sao để trở thành Product Manager
Xem thêm việc làm Software Developers trên TopDev
TopDev via viblo.asia