12/08/2018, 10:49

Tìm hiểu Grape-api

I. Giới thiệu GRAPE-API 1. API là gì? Một API (Application Programming Interface) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại ...

I. Giới thiệu GRAPE-API

1. API là gì?

  • Một API (Application Programming Interface) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng
  • Một trong các mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng. Một API tốt thường cung cấp một "hộp đen" hay là một lớp trừu tượng (abstraction layer) bao bọc nó, nhằm đảm bảo là nhà lập trình không thể biết cách hiện thực cụ thể bên trong của mỗi hàm trong API.
  • Có hai dòng chính sách đối với việc công bố các APIs:
    • Một số công ty không công bố cái APIs của họ mà chỉ những nhà phát triển đăng kí mới được phép sử dụng nhằm năng cao doanh thu của họ
    • Một số công ty thì cung cấp miễn phí APIs họ cho những nhà phát triển có thể sử dụng mà không cần mất phí

** 2. Giới thiệu về Grape-API**

  • Grape là một REST-like API micro-framework cho Ruby. Nó được thiết kế để chạy trên Rack hoặc bổ sung cho mô hình ứng dụng web hiện có như Rails và Sinatra bằng việc cung cấp một DSL đơn giản để dễ dàng phát triển các RESTful API
  • Grape có ưu điểm so với rails-api là
    • Khả năng phát triển nhanh đơn giản có thể dụng cùng ruby on rails hoặc sử dụng độc lập
    • Linh hoạt trong quản lý version(điều quan trọng đối với các api)
    • Có tốc độ xử lý cao hơn so với rails-api Một số kết quả so sánh giữa grape-api và rails-api
Ruby Version Grape Rails::API
ruby 2.1.2 Time taken for tests: 1723.973 seconds
Complete requests: 100000
Failed requests: 0
Write errors: 0
Total transferred: 1104000000 bytes
HTML transferred: 1069300000 bytes
Requests per second: 58.01 [#/sec] (mean)
Time per request: 17.240 [ms] (mean)
Time per request: 17.240 [ms] (mean, across all concurrent requests)
Transfer rate: 625.37 [Kbytes/sec] received
Time taken for tests: 1940.685 seconds
Complete requests: 100000
Failed requests: 0
Write errors: 0
Total transferred: 1115000000 bytes
HTML transferred: 1069300000 bytes
Requests per second: 51.53 [#/sec] (mean)
Time per request: 19.407 [ms] (mean)
Time per request: 19.407 [ms] (mean, across all concurrent requests)
Transfer rate: 561.07 [Kbytes/sec] received
ruby-2.2.1 Time taken for tests: 1770.846 seconds
Complete requests: 100000
Failed requests: 0
Write errors: 0
Total transferred: 1104000000 bytes
HTML transferred: 1069300000 bytes
Requests per second: 56.23 [#/sec] (mean)
Time per request: 17.785 [ms] (mean)
Time per request: 17.785 [ms] (mean, across all concurrent requests)
Transfer rate: 606.21 [Kbytes/sec] received
Time taken for tests: 1860.799 seconds
Complete requests: 100000
Failed requests: 0
Write errors: 0
Total transferred: 1115000000 bytes
HTML transferred: 1069300000 bytes
Requests per second: 53.53 [#/sec] (mean)
Time per request: 18.680 [ms] (mean)
Time per request: 18.680 [ms] (mean, across all concurrent requests)
Transfer rate: 582.91 [Kbytes/sec] received
  • Cách cài đặt:
  • Grape là 1 gem nên có thể cài đặt nó như 1 gem thông thường: $ gem install grape
  • Nếu sử dụng Bundler thêm gem "grape" vào Gemfile và chạy: $ bundle install

II. Grpe API

1. Cách sử dụng cơ bản

  • Grape APIs là các ứng dụng Rack được tạo bởi lớp con Grape::API
  • Ví dụ về 1 lớp về việc Grape định nghĩa 1 số chức năng của grape
   class API::V1::TestsAPI < Grape::API
      version "v1", using: :header
      format :json

      helpers do
        def current_user
        @current_user ||= User.authorize!(env)
      end

      def authenticate!
        error!("401 Unauthorized", 401) unless current_user
        end
      en

      resources :tests do
        get do
          Test.all
        end
      end
    end

** 2. Mounting
** a. Rack

  • Các mẫu trên tạo ra một ứng dụng rack nên có thể được chạy từ config.ru với rackup:
    ENV['RACK_ENV'] ||= :production

    Bundler.require(:default, ENV['RACK_ENV']) if defined?(Bundler)
    require 'bundler/setup'

    lib_path = File.expand_path('../lib', __FILE__)
    $LOAD_PATH.unshift(lib_path) unless $LOAD_PATH.include?(acklib_path)

    require 'app'
    require 'api'

    run API::V1::TestsAPI.new

b. Rails

  • Với vị trí file tại # lib/api, thì các module phải được nối chính xác với các subdirectory.Ví dụ với TestAPI file là # lib/api/v1/test_api.rb thì tên của class là API::V1::TestsAPI
  • Sửa applicaton.rb
     config.autoload_paths << Rails.root.join("lib")
  • Sửa config/routes.rb
     mount API::V1::TestsAPI => "api"
  • Với version Rails 4.0+ và các ứng dụng sử dụng model của ActiveRecord bạn có thể sử dụng hashie-forbidden_attributes đẻ tắt tính năng bảo mật của strong_params của model layer, cho phép sử dụng các params riêng
    # Gemfile
    gem "hashie-forbidden_attributes"

c. Modules

  • Ta có thể mount nhiều API thành phần cùng nhau có thể là các phiên bản khác nhau
    class API::V1 < Grape::API
      version "v1", using: :path
      desc "Returns the current API version, v1."
      get do
        {version: "v1"}
      end
      mount TestsAPI
    end
    class API < Grape::API
      format :json
      helpers do
        def render_api_error!(message, status)
          error!({message: message}, status)
        end
      end
      mount API::V1
    end
  • Thay vì sử dụng mount on a path ta có thể sử dụng prefix để đơn giản hơn:
    class API::V2 < Grape::API
      mount TestsAPI => "/v2"
    end
    class API::V2 < Grape::API
      prefix: "v2"
      mount TestsAPI
    end
  • # lib/api.rb
     class API < Grape::API
       format :json
       helpers do
         def render_api_error!(message, status)
           error!({message: message}, status)
         end
       end
       mount API::V1
       mount API::V2
     end

=> Việc này giúp chúng ta quản lý version của api trở nên linh hoạt hơn rất nhiều.

d. Versioning

  • Có bốn cách để client có thể đến các API của bạn là: :path, :header, :accept_version_header và :param, mặc định của grapelà :path
  • Path
     version "v1", using: :path
Client có thể connect đến `api` thông qua url: `http://192.168.1.252:3000/api/v1/tests`
  • Header
     version "v1", using: :header, vendor: "api-test"
Client connect đến thông qua `HTTP Accept` head:<br>
`$ curl -H Accept:application/vnd.api-test-v1+json http://localhost:3000/api/v1/tests`
  • Accept-Version Header
     version 'v1', using: :accept_version_header
Client connect đến version mong muốn thông qua `HTTP Accept-Version` header: <br>
`$ curl -H "Accept-Version:v1" http://localhost:3000/api/v1/tests`
  • Param
    version 'v1', using: :param
Client connect đến version mong muốn thông qua `request parameter`: <br>
`$ curl http://localhost:3000/api/v1/tests?apiver=v1`
Tên parameter mặc định là `apiver`, muốn đổi tên ta làm như sau:
     version 'v1', using: :param, parameter: "v"
Client connect đến version mong muốn thông qua `request parameter`: <br>
`$ curl http://localhost:3000/api/v1/tests?v=v1`
  • Thông qua các request mà mình sử dụng curl thấy được sự khác nhau về cách định nghĩa version của grape-api e. API Formats
  • API của bạn có thể khai báo mà nội content-type để hỗ trợ bằng cách sử dụng content_type. Những loại content-types hỗ trợ XML, JSON, BINARY, và TXT .
   content_type :xml, 'application/xml'
   content_type :json, 'application/json'
   content_type :binary, 'application/octet-stream'
   content_type :txt, 'text/plain'
  • Nếu như respond là 1 loại định dạng thì ta có thể sử dụng với format
    format :json
  • Tham khảo thêm tại API Formats

** 3. Parameters**

  • Parameter có thể được lấy thông qua params hash object. Bao gồm GET, POST, PUT parameters, và tất cả các tên parameters được định nghĩa trong chuỗi url
    get ":id" do
      Test.find params[:id]
    end
  • POSTs và PUTs được hỗ trợ rất tốt.
    post do
      Test.create!(content: params[:text])
    end

Request: $ curl -d '{"content": "characters"}' 'http://localhost:3000/api/v1/tests'

** 4. Parameter Validation and Coercion**

  • Grape có thể định nghĩa được validations và định dạng trong params block:
    params do
     requires :id, type: Integer
     optional :content, type: String, regexp: /^[a-z]+$/
    end
    put ":id" do
     test = Test.find params[:id]
     test.update content: params[:content]
    end
  • Khi 1 kiểu đã được xác định là thì nó sẽ cưỡng chế tất cả đảm bảo đầu ra là đúng nếu kiểu của params không đúng thì grape sẽ trả lỗi params is invalid và http_status: 400, params là requires khi thiếu params có key như vậy grape sẽ lỗi params is missing và http_status: 400, params là optional có thể trống.
  • Ta có thể set default value cho params
    params do
     optional :content, type: String, regexp: /^[a-z]+$/, default: "content"
    end
  • Supported Parameter Types
    • Integer
    • Float
    • BigDecimal
    • Numeric
    • Date
    • DateTime
    • Time
    • Boolean
    • Stringalidatorsalidators
    • Symbol
    • Rack::Multipart::UploadedFile
  • Grape cung cấp thêm đẻ xây dựng validator
    • allow_blank
    • values
    • regexp ... tham khảo thêm tại Grape Built-in Validators

** 5. Validation Errors**

  • Grape gom các lỗi và ngoại lệ của các kiểu, Grape::Exceptions::ValidationErrors trả ra các lỗi về phía client. Nếu có lỗi hoặc ngoại lệ xảy ra thì Grape sẽ trả về phía client với http_status: 400 và các thông báo lỗi. Các lỗi thông qua các parameters thông qua Grape::Exceptions::ValidationErrors#errors
  • Ta có thể Customize JSON API Errors # lib/error_formatter.rb
    module API
      module ErrorFormatter
        def self.call message, backtrace, options, env
          {response_type: "error", response: message}.to_json
        end
      end
    end

Ta nhúng vào trong api của mình # lib/api.rb

    class API < Grape::API
      #...........
      formatter :json, Grape::Formatter::ActiveModelSerializers
      error_formatter :json, ErrorFormatter
      #...........
    end

** 6. Helpers**

  • Ta có thể định nghĩa helper trong block hoặc trong module
    helpers do
     def authenticate!
       error!('Unauthorized', 401) unless current_user
     end

     def current_user
       token = AuthenticationToken.find_by access_token: params[:access_token]
       if token && !token.token_expires?
         @current_user = token.user
       else
         false
       end
     end
    end

hoặc

    module UsersHelpers
      def full_name user
        "#{user.fist_name} #{user.last_name} "
      end
    end
    class API::V1::UsersAPI < Grape::API
      resources :users do
        before do
          authenticate!
        end

        helpers UsersHelpers

        get ":id" do
          user = User.find params[:id]
          full_name user
        end
      end
    end

** 7. Before and After**

  • Before and after callbacks được gọi theo thứ tự sau
    • before
    • before_validation
    • validations
    • after_validation
    • the API call
    • after
      ví dụ:
   class API::V1::UsersAPI < Grape::API
     resources :users do
       before do
         authenticate!
       end
     #......
   end

** 8. Authentication**

  • Thêm xác thực vào API::V1::UsersAPI để xác thực trong UsersAPI
    class API::V1::UsersAPI < Grape::API
      http_basic do |email, password|
        user = User.find_by_email email
        user && user.valid_password?(password)
      end
    end
  • Ta cũng có thể sử dụng before_block để xác thực trước khi làm gì đó:
    before do
      authenticate!
    end

    helpers do
     def authenticate!
       error!('Unauthorized', 401) unless current_user
     end
    end

** 9. Writing Tests with Rails**

  • API của ta viết tại # lib/api/v1/* ta cũng có thể match layout của nó trong spec như # spec/lib/api/v1/* ta config trong # spec/rails_helper.rb
    config.include RSpec::Rails::RequestExampleGroup, type: :request, file_path: /spec/lib/api/
  • rspec
    context "Get user images" do
      let(:params) do
        sample_json["2"]["request"].merge(access_token: authentication_token.access_token)
      end
      let(:data){JSON.parse(ActiveModel::ArraySerializer.new(user.last_messages.order(updated_at: :desc)).to_json)}
      let(:response_data) do
        sample_json["2"]["response"].merge("chat_list" => data)
      end
      (FactoryGirl.create_list :user, 10).each do |u|
        before(:each) do
          FactoryGirl.create_list :text_message, 5, from_user_id: user.id, to_user_id: u.id
          FactoryGirl.create_list :text_message, 5, from_user_id: u.id, to_user_id: user.id
          FactoryGirl.create :user_location, user_id: u.id
        end
      end
      it "should return http_code 200" do
        get sample_json["url"], params
        expect(response.status).to eq(sample_json["2"]["response"]["meta"]["code"])
        expect(json_data["chat_list"]).to eq (response_data)["chat_list"]
      end
    end

III. Lời kết

  • Grape API là 1 trong số những công cụ đơn giản để viết api, nó mang lại hiệu qủa cao nhờ cách thức viết đơn gỉan và hiệu suất cao.
  • Tham khảo thêm tại:
    • https://github.com/intridea/grape
    • http://intridea.github.io/grape/
    • http://blog.backupify.com/2013/09/30/a-framework-comparison-of-grape-vs-railsapi-part-1-performance/
0