18/09/2018, 15:53

Tìm hiểu về Phần mềm gián điệp (Spyware)

Bài viết dưới đây đi sâu tìm hiểu về phần mềm gián điệp: định nghĩa, dấu hiệu nhận biết đến cách thức phòng chống. Định nghĩa về phần mềm gián điệp Phần mềm gián điệp hay còn gọi là Spyware là loại phần mềm chuyên thu thập các thông tin từ các máy chủ qua mạng Internet mà ...

spy

Bài viết dưới đây đi sâu tìm hiểu về phần mềm gián điệp: định nghĩa, dấu hiệu nhận biết đến cách thức phòng chống.

Định nghĩa về phần mềm gián điệp

Phần mềm gián điệp hay còn gọi là Spyware là loại phần mềm chuyên thu thập các thông tin từ các máy chủ qua mạng Internet mà không có sự nhận biết và cho phép của chủ máy. Một cách điển hình, spyware được cài đặt một cách bí mật như là một bộ phận kèm theo của các phần mềm miễn phí (freeware) và phần mềm chia sẻ (shareware) mà người ta có thể tải về từ Internet. Một khi đã cài đặt, spyware điều phối các hoạt động của máy chủ trên Internet và lặng lẽ chuyển các dữ liệu thông tin đến một máy khác (thường là của những hãng chuyên bán quảng cáo hoặc của các tin tặc). Phần mềm gián điệp cũng thu thập tin tức về địa chỉ thư điện tử và ngay cả mật khẩu cũng như là số thẻ tín dụng.

spy

Dấu hiệu nhận biết máy bị xâm nhập

  1. Bạn tìm thấy một thiết bị nhỏ cỡ ngón tay nối giữa dây cáp của bàn phím và đầu cắm ở sau máy. Hay là người nào đó đề nghị tặng (bán rẻ) cho bạn một bàn phím tốt hơn!
  2. Giấy biên nhận trả tiền điện thoại có thêm số thuê bao (phải trả phụ phí) mà bạn chẳng bao giờ gọi tới số đó (tại Hoa Kỳ thì số này bắt đầu bằng 900).
  3. Khi bạn gõ tìm một địa chỉ trên “Internet Explorer” và nhấn nút “Enter” để bắt tìm kiếm thì trang “search” thường dùng bị thay bởi một trang search lạ.
  4. Các chương trình chống spyware không hoạt động được. Nó có thể báo lỗi mất những tệp tin cần thiết, ngay cả sau khi cài đặt trở lại thì vẫn không hoạt động. Nguyên do là các phần mềm gián điệp đã ngăn chặn không cho cài các chương trình chống gián điệp hoạt động hữu hiệu.
  5. Bạn tìm thấy những tên địa chỉ lạ trong danh sách “Favorites” mặc dù bạn chưa hề đặt nó vào trong mục này.
  6. Máy tự nhiên chạy chậm hơn thường nhật. Nếu là là WinXP hãy thử chạy “Task Manager” và nhấn mục “Processes” (tiến trình) thì thấy những tiến trình không quen biết dùng gần như 100% thời lượng của CPU.
  7. Ở thời điểm mà bạn không hề làm gì với mạng mà vẫn thấy đèn gửi/nhận chớp sáng trên “dial-up” hay “board band modem” giống như là khi đang tải một phần mềm về máy hay là các biểu tượng “network/modem” nhấp nháy nhanh khi mà bạn không hề nối máy vào mạng.
  8. Một “search toolbar” hay “browser toolbar” xuất hiện mặc dù bạn không hề ra lệnh để cài đặt nó và không thể xoá chúng, hay là chúng xuất hiện trở lại sau khi xoá.
  9. Bạn nhận một cửa sổ quảng cáo khi trình duyệt chưa hề chạy và ngay cả khi máy chưa nối kết với Internet hay là bạn nhận được các quảng cáo có đề tên bạn trong đó.
  10. Trang chủ của bạn bị đổi một cách kì cục. Bạn đổi nó lại bằng tay nhưng nó lại bị sửa…
  11. Gõ vào các địa chỉ quen biết mà chỉ nhận được trang trống không hay bị báo lỗi “404 Page cannot be Found”.
  12. Dấu hiệu cuối cùng: Mọi thứ hình như trở về bình thường. Những spyware mạnh thường không để dấu tích gì cả. Nhưng hãy kiểm lại máy của mình ngay cả trong trường hợp này.

Cách thức phòng chống Spyware

  • Sử dụng bản Windows gốc: Một khi xài bản gốc, người dùng không phải lo lắng về những lỗ hổng được tạo ra một cách vô tình hay cố ý của những cracker.
  • Nên bật chức năng auto update của hệ điều hành Windows để hệ điều hành có thể tự cập nhật các bản sửa lỗi.
  • Máy tính phải cài đặt một phần mềm diệt Virus hay còn gọi là Anti virus. Mục đích là bảo vệ phòng tránh cho máy tính thoát khỏi những Spyware.
  • Không nên tùy tiện đăng nhập tài khoản vào những máy tính, thiết bị lạ. Bởi vì không ai biết được máy tính hay thiết bị này có an toàn đảm bảo hay không. Như bản thân mình hạn chế tối đa việc đăng nhập những tài khoản của mình trên thiết bị lạ của người khác.
  • Không tùy tiện tải file, cài đặt phần mềm lạ vào máy.  Thường những file này được phát tán qua Email, các trang chia sẻ phần mềm không bản quyền này nọ. Do đó nếu nhận được email lạ không nên tùy tiện tải về máy để tránh rủi ro.
  • Nếu không cần thiết thì không nên đăng nhập tài khoản trên điện thoại và lưu lại. Vì nếu lỡ làm rớt mất điện thoại thì việc tài khoản bị xâm phạm là không thể tránh khỏi.

Cách xác minh điện thoại có bị cài đặt phần mềm theo dõi không =>> XEM TẠI ĐÂY

0