Tòa án Mỹ không cho phép NSA lưu trữ lý lịch điện thoại khách hàng quá 5 năm.
Tòa Án Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài bí mật đưa ra phán quyết chống lại yêu cầu của Chính Phủ Mỹ về quyền nắm giữ dữ liệu điện thoại vượt quá 5 năm vì nó có thể được yêu cầu làm bằng chứng trong vụ kiện dân sự về vấn đề thu thập dữ liệu. Tổ chức Liên minh công dân tự do Mỹ, Thượng nghị sĩ Mỹ – ...
Tòa Án Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài bí mật đưa ra phán quyết chống lại yêu cầu của Chính Phủ Mỹ về quyền nắm giữ dữ liệu điện thoại vượt quá 5 năm vì nó có thể được yêu cầu làm bằng chứng trong vụ kiện dân sự về vấn đề thu thập dữ liệu.
Tổ chức Liên minh công dân tự do Mỹ, Thượng nghị sĩ Mỹ – Rand Paul và Giáo hội Unitarian của Los Angeles là những người đệ trình đơn kiện thách thức chương trình thu thập lý lịch thông tin điện thoại, chương trình này đã được làm sáng tỏ vào tháng sáu năm ngoái sau khi cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ rằng NSA đang thu thập thông tin điện thoại của một lượng lớn khách hàng của Verizon của Mỹ.
Chủ tọa tòa án giám sát tình báo nước ngoài, Reggie B. Walton phán quyết rằng các thủ tục được đề xuất sửa đổi vẫn tiếp tục vi phạm quyền riêng tư của người Mỹ có “hồ sơ điện thoại được Chính Phủ mua lại với số lượng lớn và được lưu lại trong 5 năm để hỗ trợ trong điều tra an ninh quốc gia”.
Ông cũng cho biết thêm: “Đại đa số những người này chưa bao giờ là đối tượng điều tra của Cục điểu tra liên bang bảo vệ chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc thế, hoạt động tình báo bí mật”.
Chính phủ Mỹ xác nhận rằng họ có một chương trình thu thập lý lịch điện thoại số lượng lớn, chương trình này cũng đã được đưa ra thảo luận với Bộ Tư Pháp vào tháng trước, khi vụ kiện đang trong thời gian chờ đợi để xét xử, theo dự đoán, các bên có nghĩa vụ giữ thông tin liên quan có thể là bằng chứng vủa vụ án.
Chánh án chỉ ra rằng không có một kiến nghị nào của nguyên đơn trong vụ kiện dân sự mà dữ liệu được lưu trữ vượt quá giới hạn 5 năm, cho dù là trên các hồ sơ công cộng, dữ liệu sẽ thường xuyên được hủy sau một thời gian. Ông nói thêm, cho đến nay, chưa có Tòa án quận hay Tòa án phúc thẩm nào thiết lập trật tự bảo quản thông tin liên quan đến dữ liệu thông tin điện thoại trong việc kết nối với những vụ kiện dân sự được đưa ra tòa bởi bản kiến nghị của chính phủ.
Ngài Chánh Án viết, Chính Phủ Mỹ có thể sẽ bị xử phạt về sự phá hủy bằng chứng khi Chính Phủ đã cam kết có trách nhiệm bảo vệ những bằng chứng này, những thông tin và bằng chứng bị phá hủy có liên quan đến sự khiếu nại của các bên.
Bản kiến nghị của Chính Phủ đã bị phủ nhận là “ không gây tổn hại”, điều này dẫn đến lựa chọn đệ trình một bản kiến nghị khác về vấn đề này một cách sáng tỏ với những cơ sở lập luận thiết thực và phân tích pháp lý hợp lý.
Nguồn: pcworld.com