Top 10 ngôn ngữ lập trình năm 2016
Hợp tác với phóng viên data Nick Diakopoulos, Spectrum đã tổng hợp hơn 12 thông số đo tính nổi tiếng của nhiều ngôn ngữ lập trình từ hơn 10 nguồn online khác nhau, từ đó cho ra một bảng xếp hạng tương tác các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Mỗi người có một trọng tâm đánh giá ...
Hợp tác với phóng viên data Nick Diakopoulos, Spectrum đã tổng hợp hơn 12 thông số đo tính nổi tiếng của nhiều ngôn ngữ lập trình từ hơn 10 nguồn online khác nhau, từ đó cho ra một bảng xếp hạng tương tác các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.
Mỗi người có một trọng tâm đánh giá riêng, như: Open source có gì hot? Nhà tuyển dụng đang cần gì?…. Để có thêm nhiều góc nhìn khác nhau, các bạn hoàn toàn có thể thay đổi thông số đánh giá tại đây. Bạn còn có thể sàn lọc kết quả: ví dụ như, chỉ quan tân đến các ngôn ngữ dùng cho di động hoặc hệ thống embed….
Sau đây là đánh giá mặc định của Spectrum:
Sau hai năm đứng ở vị trí thứ hai, C cuối cùng cũng đẩy Java khỏi vị trí quán quân. Trong top 5, Python đổi vị trí cho C++, đứng chiễm chệ ở vị trí số 3. C# rớt khỏi top 5 và bị R thay thế. R, từ năm ngoái, vẫn đang trên đà tiến tới với khuynh hướng nghiên về ngôn ngữ big-data hiện đại.
Google và Apple cũng đang dần khẳng định mình, với Go của Google nhỉnh hơn Swift một chút, vừa đủ đặt chân vào top 10. Tuy vậy, sự phát triển của Swift vẫn cực kỳ ấn tượng, tăng 5 bậc lên vị trí thứ 11 trong năm vừa qua. Ta cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ mới ra đời, nhưng vẫn chưa ngôn ngữ nào lọt vào được bản xếp hạng.
Một số thay đổi đáng chú ý khác có thể kể đến Ladder Logic, tăng 5 bậc lên vị trí thứ 34. Ladder Logic được dùng trong các logic controllers lập trình được, đặc biệt là trong nhà máy và cơ sở sản xuất. Tuy đa số ngôn ngữ có khá ít hiệu dụng trong lĩnh vực chế tạo, nhưng từ độ phổ biến Ladder Logic, ta thấy được “ít” ở đây, cũng không hẳn là không quan trọng. HTML tiếp tục giữ vững độ nổi tiếng, tăng đến vị trí thứ 16.
Một số ngôn ngữ lại có sự đi xuống, ngạc nhiên nhất vẫn là Shell programming (một thuật ngữ mơ hồ chỉ quá trình tạo script của sort, được quản trị hệ thống rất đỗi yêu quý, dùng shells làm bash), dần ít phổ biến hơn, giảm 8 bậc xuống vị trí thứ 19. Kết quả phản ánh sự phát triển của những hệ thống phức tạp hơn, để quản lý các data centers trên nền điện toán đám mây. Tuy vậy, ta vẫn phải chờ xem, liệu khuynh hướng này sẽ tiếp diễn trong năm tới hay chỉ là những con số thống kê đơn thuần.
Techtalk via Spectrum