17/08/2018, 20:23

Trong ngành lập trình: bất hạnh đôi khi đến từ 2 chữ “thiên tài”

Có phải chỉ có thiên tài mới trở thành lập trình viên không? Điều đó chắc chắn sẽ là một lợi thế nhưng chỉ khi người đó “KHÔNG NGẠI” chăm chỉ. Bạn thấy đấy, rất nhiều người thông minh bị bắt phải giải quyết những vấn đề khó khăn. Trong khi đó, họ lại chỉ muốn giải quyết ...

Có phải chỉ có thiên tài mới trở thành lập trình viên không? Điều đó chắc chắn sẽ là một lợi thế nhưng chỉ khi người đó “KHÔNG NGẠI” chăm chỉ. Bạn thấy đấy, rất nhiều người thông minh bị bắt phải giải quyết những vấn đề khó khăn. Trong khi đó, họ lại chỉ muốn giải quyết các vấn đề phức tạp.

*

Lập trình có thể cho là sáng tạo nhưng đồng thời, có những khoảng thời gian nó trở nên vô cùng nhàm chán và tẻ nhạt. Một lập trình viên giỏi sẽ đủ thông minh để tự động hóa một nhiệm vụ nhàm chán nhưng bên cạnh đó, anh ta sẽ không trốn tránh những nhiệm vụ nhàm chán nếu nhiệm vụ ấy không hỗ trợ yếu tố tự động hóa. Khi tôi có dịp giảng dạy tại một ngôi trường nọ, tôi nhận thấy rằng những lập trình viên giỏi là những người có nhận thức và óc quan sát tốt. Họ không nhất thiết phải là người thông minh nhất. Thông thường, người thông minh nhất sẽ gặp nhiều vấn đề tâm lý dẫn đến kiệt sức nhiều hơn vì họ thường lạm dụng chất xám của mình.

Một nhược điểm của việc là một thiên tài, được nêu trong cuốn Mindset: The New Psychology of Success, là họ có xu hướng sợ mạo hiểm mới vì nó ảnh hưởng phần nào đến uy tín đang có của họ. Điển hình, tôi thấy nhiều kỹ sư phần mềm cấp cao sẽ không nghiên cứu bất kỳ công nghệ mới nào vì họ ngại phải học hỏi, phải mạo hiểm.

Tôi đồng ý rằng “Cần cù bù thông minh”. Bí quyết là phải lấy đà để theo kịp tiến độ công việc. Hầu hết mọi người từ bỏ quá sớm.

Mặt khác, những dòng code tốt nhất thường là những code bạn chưa thử viết bao giờ. Thật vậy, người thông minh sẽ không bỏ ra 10 tiếng để code lại từ đầu một tính năng nào đó trong khi họ có thể tải mô-đun npm xuống và tái định cấu hình trong 30′. Nhưng, những người bỏ ra 10 giờ sẽ có những cải thiện rõ rệt về vốn hiểu biết và kỹ năng, thậm chí có thể tiến xa hơn. Và đây là cái mà người ta gọi là cần cù.

Tóm lại, không nhất thiết phải là một thiên tài để theo đuổi con đường lập trình viên. Hãy làm việc chăm chỉ và sáng suốt. Bấy nhiêu là đủ rồi! Nhưng nếu bạn là một thiên tài, thì đừng sợ thất bại hoặc trốn tránh những công việc bạn cho là tẻ nhạt. Bạn sẽ có nhiều học được từ chúng đấy!

Techtalk via webapplog

0