Trước khi Facebook, Apple đến, Thung lũng Silicon trông như thế nào?
Trước những năm 1960 khi chưa có Apple hay Tesla, Thung lũng Silicon đã là nơi đóng quân của hàng chục công ty sản xuất bóng bán dẫn cho các tập đoàn và chính phủ.
Top 10 ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất ở Silicon Valley
Cuộc sống thiên đường của các triệu ...
Trước những năm 1960 khi chưa có Apple hay Tesla, Thung lũng Silicon đã là nơi đóng quân của hàng chục công ty sản xuất bóng bán dẫn cho các tập đoàn và chính phủ.
Top 10 ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất ở Silicon Valley
Cuộc sống thiên đường của các triệu phú làm thuê ở Thung lũng Silicon
Năm 1968, cựu nhân viên công ty bán dẫn Fairchild Semiconductor là Gordon Moore và Robert Noyce rời New York để đến Santa Clara (California), nơi họ thành lập Intel. Vào lúc ấy, Intel chỉ tập trung sản xuất chip nhớ. Ảnh: Wikimedia Commons.
Noyce và Moore là 2 trong số 8 thành viên đầu tiên của Fairchild, công ty sản xuất bóng bán dẫn silicon, máy tính nhỏ gọn, tốc độ nhanh và giá rẻ. Ảnh: AP.
Vào cuối thập niên 1960, có khá ít công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon. Moore nhớ lại đó là “khu đất rộng, đường sá thông thoáng” với những khu vườn đầy mơ, mận, quả óc chó và hạnh nhân. Ảnh: Getty Images. |
Từ khi thành lập năm 1968, Intel vẫn duy trì trụ sở đầu tiên ở Santa Clara. Đây là hình ảnh chụp trước trụ sở Intel năm 1996. Ảnh: Getty Images.
Năm 1952, hãng máy tính IBM khánh thành trụ sở tại Thung lũng Silicon. Ảnh: Getty Images. |
Đây là trụ sở IBM tại San Jose chụp năm 2000. Ảnh: Newsmakers.
Ngày nay, Sand Hill là con đường với đầy công ty đầu tư mạo hiểm nằm 2 bên. Bức ảnh chụp năm 1971 cho thấy Sand Hill nối liền các thị trấn nổi tiếng ở Thung lũng Silicon: Palo Alto, Menlo Park và Woodside. Lúc ấy một căn nhà ở đây có giá 35.000 USD, nhưng giờ là hơn 3 triệu USD. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1972, Nolan Bushnell (ảnh) và Ted Dabney thành lập Atari tại Sunnyvale (California). Công ty được biết đến với trò chơi Pong huyền thoại. Đồng sáng lập Apple Steve Jobs cũng từng làm cho Atari một thời gian. Ảnh: Getty Images.
Năm 2017, Bushnell chia sẻ cái tên Atari được đặt dựa trên trò chơi cờ vây của châu Á. Atari từng là hãng game số một thế giới, doanh thu hàng năm cả tỷ USD. Không lâu sau, thị trường bão hòa khiến công ty thua lỗ hàng triệu USD. Ảnh: Getty Images. |
|
Năm 1976, Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập Apple trong một garage tại Los Altos (California). Theo thời gian, Apple chuyển qua nhiều trụ sở, nhưng có lẽ trụ sở đầu tiên để lại nhiều dấu ấn nhất. Năm 2013, nơi này được công nhận là di tích lịch sử. Ảnh: AP. |
|
Năm 1984, Apple giới thiệu Macintosh – một trong những chiếc máy tính có giao diện thân thiện nhất lúc ấy. Đứng bên phải Jobs là Chủ tịch Apple John Sculley. Dưới sự dẫn dắt của Sculley, Apple trải qua nhiều thăng trầm. Mâu thuẫn với Sculley khiến Wozniak bán gần hết cổ phần, Jobs thì rời khỏi công ty. Ảnh: Getty Images. |
|
Năm 1993, Apple mở một cửa hàng tại Infinite Loop. 4 năm sau, nơi này trở thành trụ sở chính thức. Ảnh: Newsmakers. |
|
Khuôn viên trụ sở tại Infinite Loop rộng 8 hecta với 6 tòa nhà. Khi Jobs trở về năm 1997, ông thường tỏ thái độ khinh ghét trụ sở này. Ảnh: Newsmakers. |
|
Trụ sở hiện tại của Apple được xây dựng trên khu đất trước đây của HP. Trụ sở còn được gọi là “phi thuyền” với thiết kế tròn, màu sắc hiện đại. Đây là một trong những di sản cuối cùng của Steve Jobs, ông đã đề xuất kế hoạch xây dựng nó lên Hội đồng Thành phố Cupertino 3 tháng trước khi qua đời. Ảnh: Matthew Roberts/YouTube. |
|
Một nhân vật đặc biệt tại Thung lũng Silicon là Jamis MacNiven, chủ nhà hàng Buck’s Restaurant tại Woodside. Nhiều triệu phú tương lai đã đến làm khách tại quán của ông. Ảnh: Getty Images. |
|
Thung lũng Silicon không chỉ gắn với những thứ máy móc khô khan. Đây là bức ảnh năm 1978 chụp khuôn viên đầy thơ mộng của một công ty công nghệ. Ảnh: Getty Images. |
|
“Trong chưa đầy 10 năm: Ngành công nghiệp game ra đời; Ngành công nghiệp máy tính ra đời. Nó giống như bạn đang chứng kiến vụ nổ Big Bang”, tác giả Leslie Berlin chia sẻ trong cuốn sách “Những kẻ gây rối” (Troublemakers) nói về Thung lũng Silicon giai đoạn 1969-1983. Ảnh: Getty Images. |
|
Đại học Stanford, đặc biệt là Viện nghiên cứu là nơi sản sinh các kỹ sư công nghệ nổi tiếng. Nhiều sinh viên tốt nghiệp Stanford đã thành lập những hãng công nghệ triệu USD. Ảnh: Liaison. |
|
Trước thời đại công nghệ bùng nổ, Thung lũng Silicon là nơi sản xuất pháo binh và đặt căn cứ quân sự. Thành lập năm 1939, Trung tâm Nghiên cứu Ames và Moffett Field thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chính là nơi đặt trụ sở Googleplex. Ảnh: Getty Images. |
|
Chỉ 10 phút lái xe từ Googleplex, bạn sẽ đến trụ sở tương lai của Facebook. Đây là hình ảnh vệ tinh chụp Menlo Park năm 1984, khu đất sau này trở thành “nhà” của Facebook. Ảnh: Getty Images. |
|
Đây chính là trụ sở Facebook ngày nay. Trong 2 năm tới, công ty có kế hoạch thuê phần đất xung quanh để mở tiệm tạp hóa, khu mua sắm, nhà ở và văn phòng cho thuê. Ảnh: Google Maps. |
|
Một trong các hãng công nghệ nổi tiếng ở Thung lũng Silicon là Oracle thành lập năm 1977. Bức ảnh chụp đồng sáng lập Larry Ellison vào năm 1996. Ảnh: Getty Images. |
|
Trụ sở của Oracle tại Redwood chính thức hoạt động năm 1989, cách San Francisco khoảng 40 km về phía nam. Ảnh: Google Earth. |
|
Tiếp đến là Google, được Larry Page và Sergey Brin tạo ra trong ký túc xá trường Stanford năm 1995. Ảnh: Getty Images. |
|
Khi quy mô công ty vượt quá không gian Stanford, cả 2 chuyển đến một garage của Susan Wojcicki năm 1997. Bà Wojcicki cũng là nhân viên Google, hiện là Giám đốc điều hành YouTube. Ảnh: Getty Images. |
|
Quy mô Google nhanh chóng lớn hơn một garage. Mọi người lại chuyển sang văn phòng mới tại Palo Alto vào năm 1999. 4 năm sau, Google chuyển sang trụ sở Googleplex và duy trì đến hiện nay. Ảnh: Google. |
|
Từ thập niên 1960 đến 2000, Thung lũng Silicon đã đón chào hàng nghìn kỹ sư kỳ cựu và những tài năng công nghệ đến làm việc, trở thành biểu tượng phát triển của ngành công nghệ toàn cầu. Ảnh: Newsmakers. |
TechTalk via Zing