12/08/2018, 14:43

Use Case Diagram

Diagram được xem là cách để diễn giải document có logic và dễ hiểu cho cả Developer, testers và cho cả phía Business. BA team thường hay create những diagram này để thể hiện mối liên quan giữa các feature với nhau và logic flow để hiện thực hóa 1 feature. Use case diagram là gì? Use case ...

Diagram được xem là cách để diễn giải document có logic và dễ hiểu cho cả Developer, testers và cho cả phía Business. BA team thường hay create những diagram này để thể hiện mối liên quan giữa các feature với nhau và logic flow để hiện thực hóa 1 feature. Use case diagram là gì?

Use case diagram là một sơ đồ để thể hiện cách những user trong system có thể tương tác với system bằng những feature gì. Nó sẽ bao gồm các phần chính:

Những loại User trong hện thống ( Actors)
Những feature có trong hệ thống (Use cases)
Mối quan hệ giữa Actors và Use cases (Associations)
Phạm vi của hệ thống của bạn (System boundary boxes-optional)

Note: Use Case diagram sẽ không thể hiện ra làm cách nào bạn build được feature (Use case) đó. Vấn đề đó sẽ được discuss trong 1 diagram khác. Ví dụ về Use Case diagram

Hãy lấy Facebook Status làm ví dụ. Mỗi lần bạn post lên FB cái gì thì nó gọi là Facebook Status. Trong bài chỉ propose ra những Use Case đơn giản. Chúng ta sẽ có 1 Use Case diagram như sau: 1/ Actors:

Ở đây bao gồm Author - người tạo ra Status và Friends (cho đơn giản) là friends của Author. 2/ Main Use case:

Like status, Edit status, View status. Main use case thể hiện cho những hành động mà User muốn thực hiện để thỏa mãn 1 nhu cầu của họ. 3/ Include Use Case:

Validate Permission. Những action này không được thực hiện bởi actor, và nó sẽ luôn luôn được system thực hiện khi Main Use Case diễn ra. Ở trong trường hợp này, khi Like, View, hay Edit status đều sẽ check permission của User nên ta nên ghi việc "Validate Permission" thành 1 include Use Case. Những Use Case này sẽ được thể hiện theo format

[Main Use Case] --<<include>>--> [Include Use Case]

4/ Extend Use case:

Add Location, Add photos. Những action này là Optional, tức là User khi thực hiện Main Use case, sẽ có quyền lựa chọn để thực hiện những Use Case này hoặc không. Ví dụ khi bạn Edit Status bạn có thể chọn để Add Location cho nó, hoặc không.

[Extend Use Case] --<<extends>>--> [Main Use Case] 5/ Specific Use Case

Like, Angry, Crying, Love. Giải thích cho đơn giản là, khi Actor thực hiện Use Case "Like" họ chỉ có thể có 4 lựa chọn nêu trên. Khi đó, "Like" gọi là "General Use Case" và 4 Use case kia được gọi là "Specific Use case". Cách thể hiện Specific Use case được mô tả như hình trên 6/ System boundary line

Bạn có thấy cái hình chữ nhật bao quanh những Use case, tách biệt Use cases ra khỏi Actor không? Cái đó gọi là "System boundary line".

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Use Case và các giai đoạn xây dựng một Use Case Diagram qua bài viết:

  • Tìm hiểu về Use Case https://viblo.asia/thoabt/posts/DbmvmLAXkAg
  • Phân tích thiết kế hệ thống thông tin sử dụng biểu đồ UML https://viblo.asia/Trinh.Pro/posts/PjxMe6yNG4YL
0