Vòng lặp for, while, do…while
Phát biểu được lặp đi lặp lại nhiều lần, 3 yếu tố diễn đạt vòng lặp: Xác định các dữ liệu khởi tạo, xác định các điều kiện còn thực thi, xác định nội dung của một lần thực thi. Các lệnh lặp: for trong c, while trong c, do while trong c. Lệnh For: Cú pháp: for ( khởi tạo; điều kiện ; biểu ...
Phát biểu được lặp đi lặp lại nhiều lần, 3 yếu tố diễn đạt vòng lặp: Xác định các dữ liệu khởi tạo, xác định các điều kiện còn thực thi, xác định nội dung của một lần thực thi.
Các lệnh lặp: for trong c, while trong c, do while trong c.
Cú pháp: for ( khởi tạo; điều kiện ; biểu thức) việc_thực hiện;
Giải thích:
Khởi tạo: là toán tử gán để tạo giá trị ban đầu cho biến điều khiển.
Điều kiện: biểu thức điều kiện để thực hiện vòng lặp.
Biểu thức: biểu thức tăng giá trị của biến điều khiển của vòng lặp.
Ví dụ: viết chương trình nhập vào số n và tính tổng: 1+2+3+…+n.
Một số ví dụ thay đổi biến điều khiển vòng lặp.
Thay đổi biến điều khiển từ 1 đến 100, mỗi lần tăng 1:
Thay đổi biến điều khiển từ 100 đến 1, mỗi lần giảm 1:
Thay đổi biến điều khiển từ 7 đến 77, mỗi lần tăng 7:
Thay đổi biến điều khiển từ 20 đến 2, mỗi lần giảm 2:
Câu lệnh while :
Cú pháp : while ( điều kiện) các lệnh cần lặp;
Cách thực hiện: Kiểm tra điều kiện, nếu đúng (!=0) thì thực hiện các lệnh. Cho đến khi nào điều kiện sai (=0) thoát khỏi while
Ví dụ: Viết chương trình in ra chữ lap trinh C 10 lần.
Câu lệnh do while:
Cú pháp : do lệnh 1 ; while ( biểu thức 1 ) ;
Nguyên tắc thực hiện :
- Bước 1: Máy thực hiện câu lệnh 1.
- Bước 2: Sau đó tính giá trị của biểu thức 1 , nếu giá trị của biểu thức 1 sai thì ch ương tr ình thoát ra khỏi vòng lặp. Nếu giá trị của biểu thức 1 đúng thì quay lại b ước 1.
Chú ý:
while : Ðiều kiện được kiểm tra trước, nếu đúng mới thực hiện.
do while : Câu lệnh được thực hiện trước khi kiểm tra. Câu lệnh bao giờ cũng thực hiện ít nhất là 1 lần.
Ví dụ: Viết chương trình nhập và tử số và mẫu số của một phân số, kiểm tra mẫu nhập là số 0 thì nhập lại.
Kết luận:
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu cách tổng quát về vòng lặp trong C, tổng kết lại như sau:
Vòng lặp for thường sử dụng khi biết được số lần lặp xác định.
Vòng lặp thường while, do…while sử dụng khi không biết rõ số lần lặp.
Khi gọi vòng lặp while, do…while, nếu biểu thức sai vòng lặp while sẽ không được thực hiện lần nào, nhưng vòng lặp do…while thực hiện được 1 lần.
Số lần thực hiện ít nhất của while là 0 và của do…while là 1
Các lệnh lặp for, while, do…while có thể lồng vào chính nó, hoặc lồng vào lẫn nhau. Nếu không cần thiết không nên lồng vào nhiều cấp dễ gây nhầm lẫn khi lập trình cũng như kiểm soát chương trình.
Bài tập đề nghị:
1.Viết chương trình tính tổng các số nguyên từ 1 đến n, với n được nhập vào từ bàn phím.
2.Viết chương trình tính tổng S:
- S = 1 + 1/2 + 1/3 + …. + 1/n
- S = n!
- S= 1! + 2! + 3! + … + n!