17/09/2018, 21:05

5 thông tin từ cuộc tấn công Sony Pictures

Trong tuần lễ Thanksgiving vừa qua, Sony Pictures Entertainment tiếp tục bị tấn công và rò rỉ thông tin lớn từ hệ thống máy tính khiến mạng lưới studio phải dừng hẳn lại. Trong cuộc tấn công này, hacker đã làm rò rỉ năm bộ phim chưa được phát hành của Sony lên trang web chia sẻ Torrent. Vẫn ...

sony

Trong tuần lễ Thanksgiving vừa qua, Sony Pictures Entertainment tiếp tục bị tấn công và rò rỉ thông tin lớn từ hệ thống máy tính khiến mạng lưới studio phải dừng hẳn lại.

Trong cuộc tấn công này, hacker đã làm rò rỉ năm bộ phim chưa được phát hành của Sony lên trang web chia sẻ Torrent. Vẫn chưa xác định được rằng liệu hai cuộc tấn công vào Sony Pictures có phải của cùng một nhóm tin tặc hay không, nhưng có 5 điều người dùng cần biết về các cuộc tấn công này:

  1. FBI CẢNH BÁO SAU VỤ VIỆC SONY PICTURES BỊ TẤN CÔNG

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo các doanh nghiệp rằng bọn tội phạm mạng đã sử dụng phần mềm độc hại để khởi động cuộc tấn công phá hoại mạng ở Mỹ sau hàng loạt những vi phạm dữ liệu tại Sony Pictures Entertainment.

Trong một cảnh báo bí mật dài năm trang, FBI khuyến cáo người sử dụng tăng cường bảo vệ các hệ thống thông tin của mình và hạn chế truy cập cơ sở dữ liệu. Nhưng khi được hỏi nếu các phần mềm độc hại tương tự cũng đã được sử dụng chống lại Sony Pictures, FBI đã từ chối trả lời.

Phần mềm độc hại mới này có khả năng ghi đè lên bản ghi master boot và tất cả các file dữ liệu của một loạt các nạn nhân. Và việc khôi phục các tập tin dữ liệu sẽ cực kỳ khó khăn và tốn kém, nếu không muốn nói là không thể.

  1. CÓ PHẢI BẮC TRIỀU TIÊN ĐỨNG SAU CUỘC TẤN CÔNG HAY KHÔNG?

Theo những thông tin trước đó, Sony Pictures đang điều tra khả năng tin tặc làm việc cho Bắc Triều Tiên đứng đằng sau các vụ tấn công. Bởi Sony Pictures đã thực hiện một bộ phim hài mang tên “The Interniew”, nói về hai nhà báo được CIA gài vào để ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cuộc tấn công diễn ra vào thời điểm 1 tháng nữa bộ phim sẽ được phát hành.

Bộ phim nhanh chóng gây tranh cãi quốc tế, và chính phủ Bình Nhưỡng đã lên án bộ phim như một sự khiêu khích chiến tranh trong một bức thư gửi cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hồi tháng Sáu.

Nhưng đây chỉ là một giả thuyết và không có bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ Bắc Triều Tiên có liên quan tới vụ việc này.

  1. NĂM BỘ PHIM BỊ RÒ RỈ CÓ LIÊN KẾT VỚI SONY PICTURES

Năm bộ phim mới nhất của Sony Pictures là “Annie”, “Fury”, “Still Alice”, “Mr. Turner” và “To write love on her arms” đã bị rò rỉ trong ngày Black Friday. Bốn trong số những bộ phim đó chưa được công chiếu trên màn ảnh rộng.

Bộ phim “Annie” tái sản xuất của phiên bản phát hành năm 1982 là bộ phim lớn tiếp theo của Sony, dự kiến ra rạp vào ngày 19 với những ngôi sao mới là Quvenzhané Wallis, Cameron Diaz và Jamie Foxx. Hai bộ phim mới khác, “Mr. Turner” và “Still Alice” cũng được coi là ứng cử viên sáng giá cho giải Oscar, có thể là hạng mục dành cho các diễn viên chính trong phim như Timothy Spall và Julianne Moore.

  1. SONY THUÊ FIRE EYE ĐIỀU TRA

Sony Pictures Entertainment đã thuê đội ứng phó sự cố Mandiant của FireEye Inc để giúp khắc phục các thiệt hại gây ra. Ngoài FireEye, FBI cũng đang điều tra vấn đề này và tìm kiếm nguồn rò rỉ của bốn bộ phim, mặc dù chưa thể xác định rằng các vi phạm cùng một dữ liệu.

Mandiant là một đội phản ứng sự cố bảo mật nổi tiếng của FireEye trong vấn đề phân tích pháp y, sửa chữa và khôi phục lại mạng. Mandiant là nhóm nghiên cứu đã tham gia giúp đỡ khắc phục sự cố trong vụ việc vi phạm an ninh nghiêm trọng vào năm 2013.

  1. ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LẦN ĐẦU TIÊN SONY BỊ TẤN CÔNG

Trong tháng tám, mạng PlayStation Network của Sony đã hoàn toàn bị hạ bởi một cuộc tấn công phân tán denial-of-service (DDoS), một kỹ thuật phổ biến mà tin tặc thường dùng để áp đảo một hệ thống và làm gián đoạn mạng tạm thời.

Mạng chơi game cũng bị tấn công nghiêm trọng trong năm 2011, khiến 77 triệu tài khoản PlayStation và Qriocity với 25 triệu tài khoản Sony Online Entertainment bị ảnh hưởng, nâng tổng số thiệt hại lên hơn 100 triệu USD, con số lớn hơn bao giờ hết. Các hacker đòi Sony trả giá là 14 tỉ yen (tương đương 172 triệu USD).

Theo THN

0