12/08/2018, 13:43

10 KỸ NĂNG QA CẦN PHẢI CÓ

Đây là bài dịch được tham khảo từ link sau: https://leantesting.com/resources/effective-software-tester/ http://searchsoftwarequality.techtarget.com/tip/Ten-skills-of-highly-effective-software-testers Hiện nay QA (Quality Assurance) không còn là một nghề mới mẻ trong xã hội nói chung và trong ...

Đây là bài dịch được tham khảo từ link sau:

https://leantesting.com/resources/effective-software-tester/ http://searchsoftwarequality.techtarget.com/tip/Ten-skills-of-highly-effective-software-testers

Hiện nay QA (Quality Assurance) không còn là một nghề mới mẻ trong xã hội nói chung và trong ngành công nghệ thông tin nói riêng. Khi QA ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình do sự kỳ vọng của khách hàng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Để có thể ứng phó linh hoạt với các sự cố kỹ thuật cũng như kịp thời bắt nhịp với xu hướng công nghệ, các QA cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Sau đây tôi xin đưa tới 10 kỹ năng cần thiết đối với 1 QA.

1. Chú ý đến từng chi tiết.

Điều này yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mẩn của bạn. Để xác định 1 vấn đề thì tương đối đơn giản nhưng với chuyên môn của 1 QA thì việc xác định có lỗi đến từ đâu thì cũng khá khó khăn. Thông thường có 1 số chi tiết rất nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ứng dụng. Vì vậy, ngoài việc chỉ nhìn tổng thể, QA cần phải tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất để tránh bỏ sót lỗi.

2. Khả năng giao tiếp tốt.

Giao tiếp - cả nói và viết - là một kỹ năng quan trọng giúp bạn trao đổi chặt chẽ với các developers, những người phân tích chức năng hay những bên liên quan khác trong dự án. Bạn phải đảm bảo được là hiểu rõ yêu cầu của dự án, mô tả được những tiêu chí để kiểm tra và giải thích các bước mô tả vấn đề. Là 1 QA bạn không thể ngại đặt câu hỏi hoặc nói lên tiếng nói của mình.

3. Kiên nhẫn

Bất cứ ai coi “kiên nhẫn là 1 đức tính” thì đều có thể trở thành 1 QA tốt. Việc vội vã thông qua các testcase sẽ dẫn đến sai sót và kết quả không chính xác. Bạn nên rèn luyện tính kiên nhẫn và coi đó là phương châm làm việc.

4. Luôn luôn học hỏi

Phát triển và kiểm thử phần mềm là một ngành công nghiệp phát triển, do đó là 1 QA bạn cần chuẩn bị và sẵn sàng để theo kịp với các xu hướng công nghệ mới nhất. Bạn càng biết nhiều thì khả năng của bạn càng tiến bộ và dĩ nhiên là mức lương mà bạn nhận được cũng sẽ cao. Do vậy hãy đừng dừng lại, mà hãy luôn học hỏi!

5. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian 1 cách khôn ngoan là chìa khóa để đánh giá hiệu quả công việc của bạn. Không phải tất cả các trường hợp kiểm thử đều mất cùng một khoảng thời gian. Để sử dụng quỹ thời gian hợp lý, cần đưa ra mức độ ưu tiên đối những công việc phải thực hiện. Bạn cũng nên tạo plan hoặc to do list để kiểm soát các đầu việc và phân bổ thời gian 1 cách khoa học nhất.

6. Khả năng thích nghi

Yêu cầu của khách hàng và các tính năng của sản phâm thường xuyên thay đổi, deadline cũng có thể đột ngột thay đổi. Vì thế, 1 QA cần có khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau để đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

7. Bước ra ngoài giới hạn của chính mình:

Chỉ có một điều duy nhất đang ngăn cách giữa bạn và sự thành công là câu hỏi "tại sao bạn không thể làm được điều đó". Và hàng loạt lý do được đưa ra như: Không có thời gian, Không có thầy giáo hướng dẫn, không có lớp học, Không có hứng thú.....Nhưng bạn đang sống trong một thế giới mà nếu bạn mắc một lỗi nhỏ cũng có thể gây ra sự tổn thất rất lớn. Có khoảng cách rất lớn giữa một môi trường phát triển và môi trường thật, và bạn cũng không thể lường hết mọi trường hợp khi người dùng sử dụng sản phẩm. Điều quan trọng là phải suy nghĩ về những tình huống phi lý tưởng, điều kiện môi trường, và các trường hợp sử dụng để thực sự kiểm tra kỹ lưỡng một ứng dụng, đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.

8. Có nền tảng kỹ thuật

Nhu cầu về QA có một nền tảng kỹ thuật vững chắc ngày càng cao khi mà các ứng dụng đòi hỏi automation test và API. Khi bạn có nền tảng công nghệ, bạn sẽ có lợi thế hơn về cách viết các kịch bản test cũng như sử dụng ứng dụng hỗ trợ.

9. Hãy xem mình là người sở hữu của sản phẩm

Khi bạn sở hữu 1 sản phẩm công nghệ, bạn có quyền đổi trả trong thời hạn nào đó, bạn sẽ kiểm tra các chức năng một cách tỉ mỉ nhất. Liệu bạn có làm như vậy với sản phẩm của bạn bè? Lý do là vì bạn là người chủ sở hữu của sản phẩm và bạn luôn muốn dùng sản phẩm tốt nhất. Tương tự, áp dụng vào các sản phẩm hay các dự án mà bạn đang kiểm thử. Hãy xem mình là người sở hữu của sản phẩm, kết quả sẽ rất tuyệt vời.

10. Thừa nhận lỗi của bạn:

Mắc lỗi là chuyện khá bình thường của con người. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi. Nhưng vấn đề lớn nhất là chúng ta phải biết thừa nhận chúng. Đôi lúc, bạn có thể bỏ sót một vài lỗi quan trọng hoặc log sai các lỗi. Thay vì cãi nhau và tranh luận, thì hãy thừa nhận các lỗi và cố gắng không lặp lại. Đó là một đức tính tốt mà một QA cần có.

0