5 Important Diagrams That Testers Need to Learn How to Use (Part 2)
Trong phần 2 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 loại Diagrams còn lại: Context diagrams, Mindmaps, ER diagrams, Bonus: Mock up screens/Wireframes. 3. Context diagrams Hệ thống phần mềm hiếm khi hoạt động như các đơn vị độc lập. Các ứng dụng đơn giản như máy tính, notepad, v.v ... có thể hoạt động riêng ...
Trong phần 2 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 loại Diagrams còn lại: Context diagrams, Mindmaps, ER diagrams, Bonus: Mock up screens/Wireframes. 3. Context diagrams Hệ thống phần mềm hiếm khi hoạt động như các đơn vị độc lập. Các ứng dụng đơn giản như máy tính, notepad, v.v ... có thể hoạt động riêng biệt, nhưng ứng dụng doanh nghiệp thường kết nối với nhiều ứng dụng khác. Ví dụ: Một hệ thống tính lương có thể tương tác với các ứng dụng kế toán, Time - Sheet của nhân viên và HR Portal để biết thông tin chi tiết của nhân viên. Sơ đồ ngữ cảnh là những biểu đồ lựa chọn tốt để thể hiện tất cả các mối quan hệ này một cách dễ hiểu. Sau đây là một sơ đồ ngữ cảnh môt tả cho hệ thống tính lương: Một sơ đồ ngữ cảnh rất rõ ràng cho thấy ngữ cảnh của một hệ thống nhất định với tất cả các thực thể khác có liên quan đến nó. Sơ đồ ngữ cảnh giúp Tester hiểu hệ thống theo nghĩa rộng hơn và giúp tạo ra các chiến lược test bao gồm các mối quan hệ trong và ngoài của hệ thống với các thực thể khác. Một sơ đồ ngữ cảnh không phải thành một phần bắt buộc của quá trình test, nhưng nếu có thì sẽ dễ hiểu hơn. 4. Mindmaps Đây là một dạng biểu đồ chỉ bắt đầu với ý tưởng chính của bạn và ghi lại từng ý tưởng phụ bắt nguồn từ nó. Bản đồ tư duy có thể được sử dụng cho mọi thứ. Mặc dù, chúng vẫn chưa xuất hiện trong IEEE, CMMI hoặc các mẫu tiêu chuẩn nào khác, nhưng chúng vẫn là một phần rất phổ biến trong văn hoá công nghiệp phần mềm. Một ứng dụng rất phổ biến của sơ đồ tư duy là để theo dõi các quá trình test. Đó là bởi vì, với chu kì phát triển nhanh, Agile và các phương pháp phát triển phần mềm nhanh, nó trở nên ít có khả năng hơn đối với Tester để tìm ra thời hạn và phạm vi để có tài liệu hoàn chỉnh, nghĩa là phạm vi test đang tăng lên và cần được củng cố. Sơ đồ tư duy có thể làm được điều đó. Ví dụ: Sau đây là sơ đồ cho một ứng dụng thương mại điện tử nơi bạn chỉ cần theo dõi quá trình test của mình bằng một sơ đồ tư duy như sau: Chúng ta có thể thấy các Testcase từ sơ đồ trên. Rất dễ dàng, bắt đầu với ý tưởng trung tâm hoặc điểm xuất phát của bạn và làm theo suy nghĩ của bạn. Có rất nhiều công cụ trực tuyến miễn phí đơn giản và dễ sử dụng mà bạn có thể sử dụng để lập sơ đồ tư duy. 5. ER diagrams Các biểu đồ Entity-Relationship (ER) được sử dụng cho mô hình cơ sở dữ liệu. Chúng giúp chúng ta hiểu các bảng, các trường của chúng và các trường trong một bảng liên quan đến các trường trong các bảng khác trong hệ thống DB như thế nào. Nó cho thấy các thành phần của hệ thống DB của bạn và các mối quan hệ giữa chúng theo cách trực quan. Sơ đồ ER giúp hình dung dễ hơn trước khi hệ thống DB được thiết kế và xây dựng. Sơ đồ ER có các thực thể (các trường của các bảng DB) và các mối quan hệ của chúng (một - một, một - nhiều, nhiều - nhiều, vv ...) được biểu diễn bằng cách sử dụng các hình hộp và các đường nối. Có rất nhiều biến thể cho sơ đồ ER, nhưng phiên bản đơn giản nhất có thể nhìn như sau:
6. Bonus: Mock up screens/Wireframes Các mô hình wireframes là HTML hoặc hình ảnh đơn giản (ảnh chụp màn hình) hiển thị cho chúng ta trang / thành phần UI theo sơ đồ. Wireframes là một mô hình tốt cho Tester vì chúng giúp chúng ta dễ dàng hình dung sản phẩm cuối cùng và có khả năng phân tích thiết kế tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với Test scenarios tốt hơn, các testcase tốt hơn và hiệu quả test cao hơn. Wireframes có thể là các hình vẽ tay đơn giản, hoặc tạo ra các cấu trúc trang web hoặc các biểu đồ khác đại diện cho hệ thống cuối cùng. Một wireframe đơn giản cho màn hình đăng nhập : Vậy làm thế nào để tạo ra những Diagrams khi bạn cần? Hầu hết Tester đều hiểu những Diagrams được đề cập ở trên nhưng ít người có thế tạo ra chúng. Nếu bạn đang loay hoay chọn công cụ thì MS Visio và SmartDraw là những công cụ tuyệt vời để sử dụng. Hoặc ngay cả khi không có Internet thì Word và Paint cũng là những lựa chọn không tồi. Bạn có thể sử dụng những hình khối có sẵn để tạo những Diagrams mong muốn, mặc dù hơi tốn thời gian.
Kết thúc 2 phần mình đã giới thiệu 6 Diagrams phổ biến giúp ích cho Tester. Hy vọng ít nhiều giúp ích được cho các bạn.Thanks for reading!
*Nguồn: * http://www.softwaretestinghelp.com/5-important-diagrams-that-testers-need-to-learn-how-to-use/