12/08/2018, 13:08

Áp dụng mô hình CMMI trong việc việc phát triển phần mềm (phần 1)

1. Khái niệm về CMMi CMMI (Capability Maturity Model® Integration) là một mô hình quản lý chất lượng cho các tổ chức. Nó có thể được sử dụng để định hướng quản lý, định hướng phát triển cho một dự án, một bộ phận của tổ chức hoặc toàn bộ tổ chức đó. CMMI được tạo ra và duy trì bởi một ...

1. Khái niệm về CMMi

  • CMMI (Capability Maturity Model® Integration) là một mô hình quản lý chất lượng cho các tổ chức. Nó có thể được sử dụng để định hướng quản lý, định hướng phát triển cho một dự án, một bộ phận của tổ chức hoặc toàn bộ tổ chức đó.

  • CMMI được tạo ra và duy trì bởi một nhóm gồm có các thành viên của công nghiệp, chính phủ và Software Engineering Institute (SEI)

  • CMMI đưa vào trong mỗi một doanh nghiệp theo từng đối tượng kinh doanh. Các doanh nghiệp không thể tự cấp chứng nhận CMMi. Do đó, doanh nghiệp cần phải được xác định từ cấp độ 1 đến 5. Kết quả thẩm tra này sẽ được đưa ra bởi các tổ chức thẩm tra.

2. Khác biệt giữa ISO 9001:2000 và CMMI

• ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý, các điều khoản gọi là “yêu cầu” quy định những điểm cần phải làm (what to do), không chỉ ra việc đó nên làm như thế nào (how to do)

• CMM/CMMi là một mô hình, cung cấp các hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế dùng để phát triển, cải tiến và đánh giá năng lực của quy trình. • CMMi không phải là một tiêu chuẩn, tùy vào từng tổ chức, cách thực hiện khác nhau rất nhiều

• Về nguyên tắc, ISO bao gồm (ở mức cao) hầu hết các quy trình chủ chốt của CMM/CMMi, tuy nhiên ISO được dùng cho hầu hết mọi ngành nghề, do vậy không cụ thể và gần gũi với công việc đặc thù có liên quan đến phần mềm như CMM/CMMi. ISO không cung cấp các ví dụ và kinh nghiêm cụ thể như CMM/CMMi

3. Capability Level và Maturity Level

500px-Characteristics_of_Capability_Maturity_Model.svg[1].png

CMMI là mô hình cho rất nhiều loại quy trình trong một công ty phần mềm, từ quy trình quản trị dự án, quản lý yêu cầu, quản lý rủi ro cho đến những quy trình kiểm định chất lượng v.v... Với mỗi một quy trình ta sẽ thấy những tiêu chí cụ thể của một quy trình tốt đi cùng những kinh nghiệm cần áp dụng, những sản phẩm cần làm ra để đạt được tiêu chí.

Năng lực thực hiện quy trình chính là khả năng áp dụng kinh nghiệm và đạt tiêu chí, năng lực này càng cao thì Capability Level của quy trình càng cao. Capability Level (CL) trong CMMI chính là thước đo năng lực của quy trình, nó có giá trị từ 0 đến 5, giống như thang điểm chấm cho một môn học vậy.

Việc giỏi chỉ một môn học không làm cho bạn lên lớp, năng lực quy trình của cả tổ chức phải được thể hiện bằng năng lực của nhiều quy trình cộng lại. Trong hệ thống giáo dục ở Việt nam cho đến đầu thế kỷ 21 này, đến năm lớp 7 học sinh mới học Vât Lý, đến lớp 8 mới có thêm môn Hóa học. Cho dù bạn có học Toán đến bậc Đại học, nếu bạn chưa biết Vật Lý, trình độ của bạn vẫn là lớp 6. Với CMMI cũng vậy, nếu quy trình lập kế hoạch dự án của bạn đã có năng lực lên đến mức CL5 mà quy trình quản lý yêu cầu của bạn vẫn là CL1 thì Maturity Level của bạn vẫn là 1 mà thôi. Maturity Level (ML) là thước đo năng lực cả tổ chức hay công ty. Maturity Level có giá trị từ 1 đến 5 và nó cao hay thấp là tùy thuộc bạn đã có bao nhiêu quy trình đạt được các mức CL phù hợp.

4. Khái niệm và định nghĩa mô hình CMMI level 5 áp dụng cho FPT software( Phần 1).

anh1_jpg.png

0