12/08/2018, 15:45

ASP .NET MVC - Phần 1: Tạo ứng dụng ASP .NET MVC đầu tiên

I. ASP .NET MVC là gì? ASP.NET MVC là một framework tuyệt vời hỗ trợ pattern MVC cho ASP.NET. Nếu bạn muốn hiểu ASP.NET MVC làm việc như thế nào, bạn cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về mô hình MVC. MVC là cụm từ viết tắt của Model-View-Controller, nó phân chia pattern của ứng dụng thành 3 ...

I. ASP .NET MVC là gì?

ASP.NET MVC là một framework tuyệt vời hỗ trợ pattern MVC cho ASP.NET. Nếu bạn muốn hiểu ASP.NET MVC làm việc như thế nào, bạn cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về mô hình MVC. MVC là cụm từ viết tắt của Model-View-Controller, nó phân chia pattern của ứng dụng thành 3 phần - model, controller và view.

  • Model giúp lưu trữ dữ liệu của ứng dụng và trạng thái của nó. Nó là một cơ sở dữ liệu hoặc cũng có thể chỉ là một tập tin XML.
  • View được coi là một giao diện người dùng được sử dụng bởi khách truy cập trang web của bạn để nhìn thấy các dữ liệu. Các trang ASPX thường được sử dụng để hiển thị view trong các ứng dụng ASP.NET MVC.
  • Controller chịu trách nhiệm xử lý các tương tác của người dùng với trang web. Nó được sử dụng để xác định loại view nào cần phải được hiển thị. Controller cũng được sử dụng cho mục đích giao tiếp với model. Framework này là khá nhẹ và cung cấp khả năng kiểm thử, trong đó tích hợp với các tính năng hiện có của ASP.NET như xác thực (authentication) dựa trên membership và cả các master page.

II. Cần chuẩn bị những gì để có thể tạo ứng dụng ASP .NET MVC?

  • Để có thể lập trình bằng ASP .NET MVC thì vô cùng đơn giản. Tất cả những gì chúng ta cần chỉ là máy tính sử dụng hệ điều hành windows 7 trở lên với net frameword 4.0 trở lên.
  • Tiếp theo chúng ta cần cài đặt visual stuio (ứng dụng microsoft cung cấp để lập trình .NET). Nên cài đặt phiên bản 2010 trở lên, trong các loạt bài tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn trên visual studio 2013.
  • Cuối cùng đó là SQL Server 2012 để quản lý cớ sở dữ liệu. Có thể dùng bất kỳ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào, tuy nhiên để đồng bộ, mình sẽ hướng dẫn sử dụng SQL Server.

III. Cấu trúc của Visual Studio

  1. Thanh menu
  2. Thanh công cụ, chứa các công cụ như debug, lưu file, chú thích code
  3. Vùng quản lý project, tất cả các thư mục và file của chúng ta sẽ hiển thị ở đây
  4. Khu vực output và Error list. Tất cả các đầu ra và lỗi phát sinh sẽ hiển thị ở đây
  5. Server Explorer để hiển thị các thông tin kết nối server CSDL Có thể chọn các công cụ hiển thị trong Menu VIEW

IV. Các bước tạo 1 ứng dụng ASP .NET MVC với Visual Studio 2013

Bước 1: Chọn FILE -> New -> Project Bước 2: Ở màn hình hiện ra. Chọn Templates là Visual Studio 2012. Giữ nguyên .Net Framework là 4.0, ta có thể chọn bản .Net Framework cao hơn tùy theo mục đích, nhưng tốt nhất nên chọn bản 4.0 là ok rồi, vì khi deploy ứng dụng lên server thì có thể server không hỗ trợ .Net framework cao hơn (đôi lúc không phải cái nào mới nhất cũng là tốt nhất @@). Chọn loại project là ASP .NET MVC 4 Web Application. Đặt tên cho project và chọn OK Bước 3: Chọn Project TemplateBasic, Visual Studio sẽ tạo cho chúng ta project với cấu trúc thư mục chuẩn đầy đủ các thành phần và thư viện tối thiểu cần thiết. Chọn View engineRazor, có 2 công nghệ cho các file View, đó là ASPX (chúng ta sẽ chèn mã C# vào file view trong cặp dấu <% %> như JSP), và Razor (với công nghệ này thì chúng ta sẽ dùng dấu @ để chèn mã C# vào file View). Click OK và chúng ta sẽ có project cho ứng dụng ASP .NET MCV đầu tiên.

V. CẤU TRÚC THƯ MỤC CỦA ỨNG DỤNG ASP .NET MVC

  • Properties: Cái này chứa các thuộc tính của project. Mình sẽ không quan tâm đến cái này nha.
  • References: Cái này chứa các thư viện, package mà chúng ta sử dụng. Tương tự như vendor trong PHP hay node-modules của NODE JS
  • App_Data: Thư mục chứa file dữ liệu của hệ thống. Cái này cũng tạm thời chưa cần quan tâm.
  • App_Start: Thư mục chưa các file cấu hình khởi động và biên dịch của project. Chúng ta chú ý 2 file đó là FilterConfig.cs, dùng để khai báo các filter sử dụng trước khi thực hiện 1 hành động nào đó, tương tự như Middleware của PHP. Và file RouteConfig.cs, cái tên đã nói lên tất cả, chúng ta sẽ định nghĩa các routes của web ở trong file này.
  • Content: Thư mục chứa CSS.
  • Controllers: Tất nhiên là nó dùng để chứa controller rồi             </div>
            
            <div class=
0