12/08/2018, 15:45

Những sai lầm "chết người" khi xây dựng website thương mại điện tử

Không quá khi nhận định website chính là nguồn sống của các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Nếu dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử được tối ưu tốt thì sẽ mang đến những hiệu quả không ngờ, ngược lại một sự chuẩn bị không chu đáo sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Bài viết sau sẽ đề ...

Không quá khi nhận định website chính là nguồn sống của các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Nếu dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử được tối ưu tốt thì sẽ mang đến những hiệu quả không ngờ, ngược lại một sự chuẩn bị không chu đáo sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Bài viết sau sẽ đề cập đến những sai lầm phổ biến từng xuất hiện tại các trang thương mại điện tử nổi tiếng của Việt Nam.

1. Dùng font chữ quá nhỏ

Smartphone đang ngày càng thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên tất cả ngành nghề, bao gồm cả lĩnh vực thương mại điện tử. Xu hướng đặt hàng online đang ngày càng phát triển và việc này diễn ra ngày một nhiều trên các dòng smartphone thông dụng hiện nay. Một sai lầm phổ biến từng xảy ra đó là việc sử dụng những font chữ quá nhỏ trên trình di động khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin sản phẩm và sử dụng các tính năng của website thương mại điện tử.

Việc sửa chữa vấn đề này khá đơn giản, chỉ cần yêu cầu công ty thiết kế web thay đổi kích cỡ font chữ phù hợp với mọi trình duyệt di động là được (hay còn gọi là tối ưu hóa Responsive website).

2. Không báo cước vận chuyển cụ thể

Một lỗi khá nặng liên quan đến vấn đề thanh toán trong các website thương mại điện tử đó là không thông báo cước vận chuyển cụ thể cho khách hàng. Điều này từng gây rất nhiều khó chịu và phiền phức cho người mua hàng. Đa phần khách hàng khi mua sắm họ đều muốn biết rõ tổng số tiền cần phải trả trước khi thanh toán và việc không thông báo cụ thể cước vận chuyển như vậy sẽ là “trở ngại” rất lớn cho sự phát triển trong tương lai.

3. Lỗi website hoặc link chết

Một website thương mại điện tử có quá nhiều link chết hoặc hình ảnh – nội dung bị lỗi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra, những lỗi này còn ảnh hưởng đến sự đánh giá của khách hàng vào sự chuyên nghiệp và uy tín của website. Có nhiều thống kê đã từng chỉ ra là có hơn 80% khách hàng quyết định không quay lại những website dính sự cố lỗi link hay nội dung. Do đó, để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của hệ thống, các website kinh doanh thương mại điện tử cần thường xuyên kiểm tra chuyển psd thành html và rà soát, khắc phục những sự cố về lỗi link, hình ảnh và nội dung.

4. Không có blog tin tức

Blog sẽ là nơi cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm. Nếu những thông tin từ Blog cung cấp cho khách hàng nhiều điều bổ ích thì tỷ lệ mua hàng cũng tăng lên rất đáng kể. Sẽ thật đáng tiếc nếu như một website thương mại điện tử chuyên nghiệp lại không thể đầu tư một trang Blog cung cấp thông tin cho người dùng. Hãy nhớ, Blog cũng là một cầu nối gợi khợi nhu cầu mua sắm của khách hàng.

5. Không tích hợp mạng xã hội

Mạng xã hội đã và đang là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược bán hàng và gia tăng độ nhận biết thương hiệu của một số website thương mai điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều trang thương mại điện tử chưa nhận ra tầm quan trọng của mạng xã hội và “bỏ quên” nó rất lâu. Tất nhiên, việc này sẽ làm các website thương mại điện tử mất đi một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn từ các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo...

: Lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào khi thiết kế website?

0