04/10/2018, 17:03

[BÀI 19] HÀM XỬ LÝ CHUỖI TRONG JAVASCRIPT

Hàm xử lý chuỗi trong JavaScript hay là các phương thức trong lớp String, vì nó có liên quan đến đối tượng của lớp String. Khi làm việc với chúng , chúng ta thường xử dụng các hàm xử lý để thao tác lên đối tượng như : tìm kiếm chuỗi, cắt chuỗi , chuyển đổi chuỗi số từ chữ hoa sang chữ thường, ...

Hàm xử lý chuỗi trong JavaScript hay là các phương thức trong lớp String, vì nó có liên quan đến đối tượng của lớp String. Khi làm việc với chúng , chúng ta thường xử dụng các hàm xử lý để thao tác lên đối tượng như : tìm kiếm chuỗi, cắt chuỗi , chuyển đổi chuỗi số từ chữ hoa sang chữ thường, …. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu một số hàm xử lỹ chuỗi thường dùng.

Tìm kiếm chuỗi trong một chuỗi khác 

– indexOf() : trả kết quả về kết quả là vị trí xuât hiện đầu tiên của chuỗi con trong chuỗi cha (bắt đầu là vị trí 0), nếu không tìm thấy chuỗi thì nó sẽ trả về kết quả là  -1.

Ví dụ:

  • Chú ý: Trong trường hợp mà một chuỗi con từ cần tìm xuất hiện nhiều lần trong chuỗi cha, thì kết quả trả về vị trí xuất hiện của chuỗi con luôn luôn là ở vị trí đầu tiên. Để lấy vị trị cuối cùng của chuỗi con trong chuỗi cha ta sử dụng:hàm lastIndexOf()

– lastIndexOf() : trả kết quả về kết quả là vị trí xuât hiện cuối cùng của chuỗi con trong chuỗi cha, nếu không tìm thấy chuỗi thì nó sẽ trả về kết quả là  -1.

Ví dụ:

– search() : hàm này cũng có tác dụng tìm kiếm như 2 hàm vừa nói trên, nó có tác dụng giống như hàm indexOf() .

Cắt chuỗi

Sử dụng các hàm sau và vị trí cắt chuỗi tính từ vị trị đầu tiên (chỉ số là 0).

– slice() : cắt chuỗi và trả về giá trị là một chuỗi mới.

Cú pháp:                   slice(start, end)

Trong đó:

  • start : vị trí đầu tiên để cắt chuỗi.
  • end : vị trí kết thúc việc cắt chuỗi.

Ví dụ:

=> Kết quả hiện lên màn hình là “lập trình tại DevPro”.

Nếu tham số truyền vào là số âm, thì hàm slice() sẽ tính ngược lại tức là đếm từ vị trí cuối lên.

Vị dụ cho trường hợp trên , tham số truyền vào là tham số âm.

=>Kết quả hiện lên màn hình là “DevPro”.

– substring() : Cũng tương tự như hàm slice(), nhưng tham số truyền vào phải lớn hơn 0.

– substr() : được sử dụng để cắt chuỗi .

Cú pháp:                substr(start,length)

Trong đó:

  • start : vị trí muốn bắt đầu (nếu tham số truyền vào là số âm, nó sẽ tính từ cuối trở lên).
  • length : độ dài chuỗi kí tự định cắt từ vị trí start (tham số truyền vào luôn là số dương).

=> Nếu tham số thứ 2 bị bỏ qua, substr() sẽ cắt toàn bộ phần còn lại của chuỗi.

Ví dụ:

=> Kết quả ta lấy được từ “học” với vị trí bắt đầu là 5, độ dài chuỗi là 3.

Tìm kiếm, thay thế và lặp chuỗi ban đầu .

– replace() : hàm thực hiện chắc năng tìm kiếm và thay thế để trả về một chuỗi mới tương ứng.

Ví dụ:

=> Tìm kiếm chuỗi tên là “Web” và thay thế thành chuỗi “Android” đồng thời trả về một chuỗi tương ứng .

Chuyển chữ thành hoa và thường

Khi muốn chuyển một chuổi thành chữ hoa ta sẽ dùng hàm toUpperCase (), ngược lại chuyển thành chữ thường ta dùng hàm  toLowerCase ().

Nối chuỗi

Ngoài toán tử (+) chúng ta tìm hiểu ở phần chuỗi trong JavaScript , có tác dụng để nối hai chuỗi lại với nhau. Ở đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm một hàm nối chuỗi nữa.

– concat () : hàm này cũng cho phép chúng ta nối hai chuỗi lại với nhau.

Ví dụ:

Tìm kí tự và bảng mã của kí tự (ASCII)

– charAt() : hàm được dùng để xem vị trị nào đó là kí tự gì tương ứng (chỉ số ban đầu của chuỗi là 0).

– charCodeAt() : hàm dùng để xem mã ASCII của kí tự ở vị trị cần xem.

Ví dụ:

=> Kí tự “a” được tìm thấy tương ứng với vị trí có chỉ số là 3 . Mã ASCII tương ứng với kí tự a là 97 .

Chuyển đổi chuỗi sang mảng

Một chuỗi cũng có thể chuyển được sang mảng với hàm split(). Tham số truyền vào là kí tự ngăn cách giữa các phần tử.

Ví dụ:

Bài viết cũng chưa thể đầy đủ hết các hàm xử lý chuỗi trong JavaScript được, bạn có thể tham khảo tại đây !!!

Tin liên quan

  • Đối tượng chuỗi trong JavaScript.

Tham khảo các khóa học lập trình Web tại đây !!!

hàm xử lý chuỗi trong JavaScript

0