Cách đặt mục tiêu cho năm mới
Năm 2016 đã đến với chúng ta được một thời gian, vậy các bạn đã có kế hoạch gì cho năm nay chưa? Tết là thời điểm chúng ta khá bận rộn với việc về quê thăm gia đình, họ hàng,.. hay đón tiếp khách đến chơi nhà, chính vì vậy mà thật khó để chúng ta có thể dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng về mục ...
Năm 2016 đã đến với chúng ta được một thời gian, vậy các bạn đã có kế hoạch gì cho năm nay chưa?
Tết là thời điểm chúng ta khá bận rộn với việc về quê thăm gia đình, họ hàng,.. hay đón tiếp khách đến chơi nhà, chính vì vậy mà thật khó để chúng ta có thể dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng về mục tiêu trong năm mới này. Và chăng nếu có thời gian đi nữa, chúng ta cũng chỉ có thể đưa ra những mục tiêu một cách chung chung như “một năm thuận lợi, nhiều may mắn” hay “một năm bình an không có ốm đau”,...
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đưa ra được mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng? Dưới đây, tôi xin chia sẻ với các bạn 1 bài viết về phương pháp để tạo mục tiêu trong năm mới.
Các vận động viên để có thể đạt được thành tích cao tại các kỳ thi đấu thường đặt ra cho mình mục tiêu rõ rằng như “đạt được huy chương vàng tại đại hội...”, và cố gắng luyện tập để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu như một chiếc la bàn, nó chỉ cho ta nên đi theo hướng nào, đồng thời nó cũng thúc đẩy động lực “cố gắng” trong mỗi người.
Thời điểm hiện tại chính là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng ngồi lại và đưa ra những mục tiêu cho năm mới bởi thời điểm này đã qua đi những vội vã của dịp năm hết Tết đến. Ở bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn 5 bước trong “cách xây dựng mục tiêu cho năm mới để tiến tới thành công”
1:Biểu hiện tích cực.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng mục tiêu `đó chính là nói không với những mục tiêu sử dụng cách nói mang tính phủ định như “ cố gắng để không...”. Thay cho cách nói đó chúng ta hãy sử dụng những cách nói mang tính tích cực như “ cố gắng để...”. Lý giải cho điều này, có nghiên cứu chỉ ra rằng cách nói, cách biểu hiện sử dụng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến động lực cố gắng của chúng ta.
Ví dụ: trong cách nói “cố gắng để không bị béo” thì chính từ “béo” sẽ để lại ấn tượng cho chúng ta và nó sẽ gây cho chúng ta một cảm giác không được thoải mái. Ngược lại, nếu chúng ta thay đổi cách nói đó bằng cách nói “tôi sẽ cố gắng để có một thân hình đẹp chuẩn chữ S” thì những tiêu chuẩn như “đẹp”, “chuẩn chữ S” đấy sẽ thúc đẩy chúng ta nỗ lực luyện tập để đạt được thành quả đó.
Tương tự như vậy, những cách nói như “cố gắng để không gây lỗi khi làm việc” sẽ không được khuyến khích sử dụng làm mục tiêu. Thay vào đó sẽ dùng cách nói mang tính tích cực như “cố gắng cẩn thận trong từng công việc được giao” để dễ dàng khơi gợi động lực thực hiện.
Ngoài ra, từ cách nói mang tính tích cực này “cố gắng để...” sẽ giúp chúng ta đưa ra được những hành động cụ thể hơn cách nói mang tính tiêu cực như “cố gắng để không...”
2:Biểu hiện mang tính chủ quan.
Bước thứ 2 chính là “sử dụng cách nói mang tính chủ quan”, bởi chỉ có chúng ta mới kiểm soát được những vấn đề mà chúng ta đã lường đến được.
Ví dụ: Cách nói “bị khách hàng đánh giá” sẽ làm cho chúng ta rơi vào thế bị động và không kiểm soát được các vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng cách nói “chúng tôi luôn lắng nghe những mong mỏi, ý kiến đóng góp từ phía khách hàng” thì cách nói này sẽ giúp chúng ta luôn ở trong thế chủ động và có thể kiểm soát được các vấn đề.
Chính vì vậy, để không bị rơi vào thế bị động thì chúng ta nên tránh việc sử dụng ngôi thứ 3 như “khách hàng”, “cấp trên”,... khi đặt mục tiêu. Hãy sử dụng chủ ngữ là Tôi để đưa ra mục tiêu và cố gắng. Chúng ta hãy suy nghĩ trên phương diện “tôi phải làm gì để khách hàng có thể đưa ra ý kiến đóng góp”.
3:Cụ thể hóa mục tiêu theo 4W1H. (when - where - who - what - how)
Lý do của việc cụ thể hóa mục tiêu theo 4W1H chính bởi khi bạn đã nắm rõ được mình sẽ phải là gì và bắt đầu từ đâu để hiện thực hóa hành động thì động lực thúc đầy bạn thực hiện sẽ mãnh liệt hơn.
Ví dụ: với mục tiêu là “học được ngôn ngữ lập trình mới” thì bản thân của mục tiêu đấy không được rõ ràng, và bạn cũng không nắm rõ được việc học ngôn ngữ mới đó đến giai đoạn nào thì được coi là đạt mục tiêu. Hơn nữa, do mục tiêu không cụ thể nên khó có thể khơi gợi được nỗ lực “muốn học hỏi”.
Vì vậy, chúng ta hãy thử cụ thể hóa mục tiêu trên xem sao.
Mục tiêu là bạn sẽ tham gia vào một kỳ thi về ngôn ngữ lập trình vào tháng 6/2016. Trong vòng nửa năm bạn sẽ học thêm về một ngôn ngữ lập trình mới. Và hàng ngày, sau khi kết thúc công việc bạn đều siêng năng học hỏi thêm về ngôn ngữ đó.
Khi bạn đã đưa ra mục tiêu dựa theo 4W1H: “when - tháng 6 năm nay”, “where - kỳ thi về ngôn ngữ lập trình”, “who - bản thân”, “how - sau khi kết thúc công việc sẽ siêng năng học hỏi” thì con đường đưa bạn tới mục tiêu dường như được rộng mở hơn. Như thế, động lực cố gắng của bạn cũng sẽ ngày càng tăng lên.
4:Làm rõ mục đích “làm cái đó để làm gì”
Khi làm rõ được mục đích “làm cái đó để làm gì” thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn được ý nghĩa cũng như mục đích của việc mình cố gắng làm từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa động lực thực hiện.
Ví dụ: Với mục tiêu “luôn đạt được các kỹ thuật mới” thì chắc chắn sau khi đạt được mục tiêu đó cái bạn nhận được sẽ có ý nghĩa lớn lao (ý nghĩa và mục đích của việc đạt mục tiêu). Đó có thể là những gì liên quan đến bản thân bạn như “sẽ làm việc như một kỹ sư để tiếp tục cống hiến” hay cũng có thể là những thứ liên quan đến những người xung quanh “cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với vai trò là một kỹ sư”
Nếu trả lời được các câu hỏi dưới đây thì có nghĩa là chúng ta đã làm rõ được mục đích của việc đạt mục tiêu cũng như ý nghĩa của nó.
- Việc đạt được mục tiêu sẽ giúp chúng ta (hay môi trường xung quanh) thay đổi như thế nào?
- Việc đạt được mục tiêu đối với chúng ta (hay môi trường xung quanh) có ý nghĩa hay giá trị như thế nào?
- Để đạt được mục tiêu thì chúng ta phải làm gì?
- “Sứ mệnh” của chúng ta khi đạt được mục tiêu là gì?
5:Quan tâm đến môi trường xung quanh
Bước cuối cùng trong việc xây dựng mục tiêu đó chính là “quan tâm đến môi trường xung quanh”. Khi bạn đưa ra được những mục tiêu to lớn thì đó là một điều đáng tuyệt vời tuy nhiên mục tiêu lớn thường đi kèm với nhiều trách nhiệm nặng nề. Trách nhiệm đó có thể sẽ đưa bản thân bạn và những người xung quanh bạn vào những trường hợp tiến thoái lưỡng nan. Ví dụ: hiện tại bạn đang làm việc trong một dự án phát triển hệ thống lớn với vai trò là một key-person, và mục tiêu của năm nay chính là việc “phải hoàn thành xong dự án”. Khi quá chú tâm vào công việc có thể bạn sẽ làm quên ăn quên ngủ tuy nhiên vô hình chung bạn lại đưa những thành viên khác trong dự án hay đối với gia đình bạn thì đó lại là một tình huống khó xử.
Chính vì vậy, khi đặt ra mục tiêu chúng ta cần phải chú ý đến những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để không đưa họ vào những tình huống bất đắc dĩ.