Cách thức hoạt động của thuật toán tìm kiếm Google và cách tận dụng chúng
Bạn có biết rằng có kể từ 1994 có tới 33 triệu số lượng website tăng thêm ? Giờ có khoảng 1.2 tỉ website hoạt động hàng ngày, cung cấp lượng thông tin nhiều vượt khả năng tiếp thu của bạn. Tuy vậy, số lượng khủng website không phải lúc nào cũng là tin tốt. Để Navigate qua ...
Bạn có biết rằng có kể từ 1994 có tới 33 triệu số lượng website tăng thêm ? Giờ có khoảng 1.2 tỉ website hoạt động hàng ngày, cung cấp lượng thông tin nhiều vượt khả năng tiếp thu của bạn.
Tuy vậy, số lượng khủng website không phải lúc nào cũng là tin tốt. Để Navigate qua ngần ấy website sẽ mất của bạn hàng tháng trời, vốn thật sự không giúp ích gì mấy khi bạn đang cần một câu trả lời nhanh.
Đây chính là lúc mà thuật toán tỏa sáng. Chúng chính là bạn thân của internet searcher, giúp ta scan hàng triệu, thậm chí là tỉ website trong tích tắc để tìm thứ mà bạn cần.
Vậy thì thuật toán là gì? Chúng hoạt động ra sao cũng như ảnh hưởng thế nào lên công việc kinh doanh online của bạn?
Thuật toán là gì?
Nói đơn giản, một thuật toán là dãy code phức tạp, được thiết kế cho một mục tiêu cụ thể và thường có khả năng tự hoạt động. Trong lĩnh vực về search engines, thuật toán là những code dùng để scan website và nội dung của chúng nhằm cung cấp thông tin mà bạn đang tìm kiếm.
Chúng làm những gì?
Ngoài việc scan web để tìm kiếm nội dung phù hợp với keyword tìm kiếm của bạn, những thuật toán này còn scan website còn quyết định vị trí hiển thị kết quả tìm kiếm trên page.
Chúng tìm kiếm dựa trên các set filter có sẵn, và cho ra một hệ thống xếp hạng các website khá độc đáo.
Vì sao chúng quan trọng?
Ngoài việc chịu trách nhiệm tìm kiếm kết quả thích hợp cho search engine queries, những thuật toán này còn quyết định việc website của bạn xuất hiện ở đâu trên trang tìm kiếm.
Chúng quan trọng bởi ảnh hưởng tới cách thiết kế và nội dung của website, còn nhiều hơn cả khách hàng của bạn. Việc thay đổi content để phù hợp cho nhiều search engine khác nhau vẫn bất khả thi với cả những tập đoàn lớn chứ chưa nói gì đến các công ty kinh doanh nhỏ lẻ.
Do đó mà toàn bộ công sức tối ưu hóa cho search engine nên tập trung vào Google. Bởi dù sao đi nữa thì kết quả từ kẻ khổng lồ tìm kiếm này mới là quan trọng nhất.
Thuật toán của Google hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của thuật toán trong Google vẫn còn là một bí mật. Các update và thay đổi luôn được thông báo nhưng những thông tin liên quan tới code luôn được giữ kín.
Tuy vậy chúng ta vẫn biết kha khá về cách thức hoạt động của chúng cũng như xây dựng cả một ngành SEO quanh nó.
Tất nhiên là vẫn chưa rõ những yếu tố đó ảnh hưởng tới mức nào, nhưng sau đây là những điều mà thuật toán sẽ tìm kiếm và xem xét khi scan website của bạn:
Độ tuổi của website
Website của bạn càng trẻ thì lượng traffic nó tạo ra càng nhỏ. Do đó các website cũ vẫn còn tồn tại là bởi lượng traffic nó mang lại, đây là một yếu tố rất quan trọng để xếp hạng website.
Cách lợi dụng nó:
Nếu bạn đã có sẵn một website, hãy thử redirect toàn bộ traffic của nó đến một địa chỉ mới thay vì bắt đầu lại từ con số không. Nếu bạn không thể làm thế, thì cách tốt nhất là dùng social media và blog để thu hút lượng traffic tự nhiên.
Thời gian người dùng ở trên page (Time on page)
Time on page là thuật ngữ của SEO dùng để miêu tả khoảng thời gian người xem website của bạn. Nó có liên hệ trực tiếp tới độ tuổi của website cũng như chất lượng nội dung.
Người ta càng dành nhiều thời gian trên website của bạn thì thứ hạng càng tăng.
Cách lợi dụng nó:
Tạo ra những nội dung hay và thú vị để khiến người xem dành thời gian nhiều hơn trên trang web của bạn. Bạn có thể làm điều đó bằng thêm video, link với thông tin liên quan khiến cho người xem vào các trang trên website của bạn. Hoặc có thể viết những nội dung hay khiến cho người đọc có thể dành tới hàng giờ trên trang của bạn.
Keywords
Thuật toán của Google dựa vào các keyword trong nội dung của website, có độ tương đồng cao nhất so với những gì người dùng tìm kiếm.
Do đó mà càng chi tiết thì keyword càng có khả năng được tìm kiếm chính xác hơn. Ngoài ra, code còn tìm kiếm keyword trong sitemap, meta descriptions, và thậm chí là cả alt text trong hình ảnh của bạn.
Cách lợi dụng nó:
Dùng Google Ads keyword tool để xác định keyword mà user hay dùng để tìm kiếm. Google Ads cũng sẽ hiển thị những keyword tương tự và kết quả nếu bạn dùng chúng.
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng những keyword chi tiết và cụ thể để có được kết quả tốt hơn.
Vị trí
Một yếu tố quan trọng khác nữa là chính là vị trí của bạn so với vị trí của người dùng.
Thật là vô lí khi hiển thị cửa hàng ở cách tận nửa vòng trái đất trong không có môt chi nhánh ngay kế bên user.
Cách lợi dụng nó:
Dùng những keyword đúng với nhóm đối tượng tại khu vực bạn muốn nhắm tới. Hãy nhớ nhắc tới thành phố bạn ở để Google có thể xác định nhanh hơn và đưa user cùng khu vực đến với bạn.
Update và bảo trì
Top website thường luôn là những trang web được update cũng như trên platform hoặc code được bảo trì thường xuyên.
Việc thiếu những nội dung mới sẽ khiến cho Search engine nghĩ rằng trang web của bạn đã lỗi thời cũng như nội dung của bạn không còn được user xem nữa.
Cách lợi dụng nó:
Hãy luôn đổ nội dung mới và hấp dẫn vào website của bạn. Trả lời những comment, câu hỏi về website cũng như sản phẩm của bạn. Mỗi khi bạn thấy traffic mình bị giảm thì đó là lúc cần phải update nội dung nhằm bảo vệ thứ hạng của website.
Backlinks
Backlink là những đường link trên các website và blog khác dẫn về website của bạn. Bạn càng có nhiều backlinks thì thứ hạng càng được cải thiện.
Nó cho Google thấy rằng website của bạn được nhiều người đọc cũng như có uy tín.
Cách lợi dụng nó:
Hãy cố gắng có càng nhiều backlink càng tốt. Bạn có thể dùng những tool như MOZ để tìm kiếm những trang web có uy tín và viết bài viết cho họ nhưng dùng backlink về website của mình.
Không chỉ nó giúp cải thiện thứ hạng mà còn cho Google biết rằng website của bạn cũng rất đáng tin cậy.
Lời kết
Mặc dù đã có tới 6 yếu tố khác nhau nhưng chúng ta mới chỉ phần nào hiểu được bề mặt của Google code vốn cực kì phức tạp. Theo một nguồn tin cho biết, Google có thể còn dùng tới hơn 200 yếu tố khác nữa để tìm kiếm.
Tuy vậy, nếu bạn bỏ công sức cải thiện 6 yếu tố đã nêu trên thì chắc chắn rằng thứ hạng của website sẽ được cải thiện rõ rệt.
Techtalk via Technofication