06/04/2021, 14:47

Cách truyền mảng vào hàm trong C++ - Học C++ căn bản và nâng cao

Các bạn thân mến! Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu cách gọi hàm, các tham số của hàm là những biến có kiểu dữ liệu đơn giản như int, float, double... Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tham số của hàm là mảng (Array). Vậy tham số của hàm là mảng thì có gì khác so với các tham số có ...

Các bạn thân mến! Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu cách gọi hàm, các tham số của hàm là những biến có kiểu dữ liệu đơn giản như int, float, double... Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tham số của hàm là mảng (Array).

Vậy tham số của hàm là mảng thì có gì khác so với các tham số có các kiểu dữ liệu khác trong C++. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung sau đây nhé.

1. Các bước truyền mảng vào hàm trong C++

Trong C++ không cho phép truyền toàn bộ mảng như là một tham số của hàm, Tuy nhiên, chúng ta có thể truyền vào một con trỏ trỏ tới một mảng bằng cách chỉ đưa tên của mảng vào hàm. Như vậy bản chất ta chỉ truyền địa chỉ chứ không phải truyền toàn bộ dữ liệu của mảng.

Cú pháp của việc truyền mảng vào hàm trong C++ như sau:

Cách 1: Khai báo tham số hình thức của hàm như là con trỏ

Cú pháp
KieuDuLieu TenHam(KieuDuLieu *TenMang) {
   .
   .
}

Cách 2: Khai báo tham số hình thức của hàm như là mảng có kích cở cụ thể

Cú pháp
KieuDuLieu TenHam(KieuDuLieu TenMang[KichCo]) {
   .
   .
}

Cách 3: Khai báo tham số hình thức của hàm như là mảng không có kích cở

Cú pháp
KieuDuLieu TenHam(KieuDuLieu TenMang[]) {
   .
   .
}

Chúng ta cùng xem một số ví dụ sau có sử dụng mảng như là tham số của hàm.

Ví dụ 1: Hiển thị tất các phần tử mảng ra màn hình

Ví dụ
#include <iostream>  
using namespace std;

void HienThi(int arr[10])  {  
    cout << "Cac phan tu cua mang: " << endl;  
    for (int i = 0; i < 10; i++)  {  
        cout << "   arr[" << i << "] = " << arr[i] << endl;    
    }  
}   

int main()  {  
    int arr[10] = { 1, 2, 5, 3, 1, 4, 7, 8, 9, 9 };    
    HienThi(arr);  
    return 0;
}  

Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên như sau:

array function ex1 JPG

Ví dụ 2: Hiển thị số nhỏ nhất và số lớn nhất trong mảng

Ví dụ
#include <iostream>  
using namespace std;  
void TimPTNhoNhat(int arr[10])  {  
    int min = arr[0];    
    for (int i = 0; i < 10; i++)  {    
        if (min > arr[i])  {    
            min = arr[i];    
        }    
    }    
    cout << "Phan tu nho nhat la: " << min << endl;    
}  

void TimPTLonNhat(int arr[10])  {  
    int max = arr[0];    
    for (int i = 0; i < 10; i++) {    
        if (max < arr[i])  {    
            max = arr[i];    
        }    
    }    
    cout << "Phan tu lon nhat la: " << max << endl;    
}


void HienThi(int arr[10])  {  
    cout << "arr = { ";  
    for (int i = 0; i < 9; i++)  {  
        cout << arr[i] << ", ";    
    }
    
    cout << arr[9] << " }";
} 

int main() {  
   int arr[10] = { 6, 1, 5, 2, 6, 6, 3, 8, 9, 2 };    
   HienThi(arr);
   cout << endl;
   TimPTNhoNhat(arr);
   TimPTLonNhat(arr);
   return 0;
}

Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên như sau:

array function ex2 JPG

Ví dụ 3: Tính giá trị trung bình của các phần tử trong mảng

Ví dụ
#include <iostream>
using namespace std;

double TinhGiaTriTB(int arr[], int kichco) {
   int i, tong = 0;       
   double trungbinh;          
   for (i = 0; i < kichco; i++) {
      tong += arr[i];
   }
   trungbinh = double(tong) / kichco;
   return trungbinh;
}

int main () {
   int arr[10] = {1, 2, 3, 5, 7, 6, 1, 4, 9, 9};
   double trungbinh;

   trungbinh = TinhGiaTriTB(arr, 10) ;

   cout << "Gia tri trung binh la: " << trungbinh << endl; 
    
   return 0;
}

Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên:

array function ex3 JPG

Ví dụ 4: In mảng 2 chiều ra màn hình

Ví dụ
#include <iostream>
using namespace std;

void HienThi(int n[5][2]) {
    cout << "In mang 2 chieu dang mang 1 chieu: " << endl;
    for(int i = 0;  i < 5; ++i) {
        for(int j = 0; j < 2; ++j) {
            cout << n[i][j] << " ";
        }
    }
    cout << "

In mang 2 chieu dang ma tran: " << endl;
    for(int i = 0;  i < 5; ++i) {
        for(int j = 0; j < 2; ++j) {
            cout << n[i][j] << " ";
        }
        cout << endl;
    }
}
  

int main()
{
    int arr[5][2] = {
        {1, 8},
        {2, 1},
        {4, 4},
        {2, 4},
        {1, 6}

    };
    HienThi(arr);
    return 0;
}

Và kết quả sau khi thực thi đoạn code trên như sau:

array function ex4 JPG

2. Kết luận

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách truyền mảng vào hàm trong C++. Việc sử dụng mảng như là tham số của hàm thì cũng không khác gì với việc sử dụng các biến như các bài học khác phải không các bạn.

Ở bài học này chúng ta cần ghì nhớ 3 cách để truyền mảng vào hàm đó là tham số hình thức như là con trỏ, tham số hình thức như là mảng có kích cở cụ thể, tham số hình thức như là mảng không có kích cở. Các bạn sử dụng cách nào cũng được tùy vào bản thân của mọi người.

Vậy mình sẽ kết thúc bài học này ở đây nhé. Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về con trỏ. Các bạn nhớ theo dõi nhé.

Trần Trung Dũng

15 chủ đề

2610 bài viết

Cùng chủ đề
0