Hãy cùng học nhóm
Đã theo nghiệp làm phần mềm thì cần luôn luôn mài dũa kỹ năng của bản thân. Tất nhiên, kỹ năng là thứ thực sự điều cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào nhưng chắc các bạn cũng hiểu đối với kỹ sư phần mềm thì nó đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa là tiếp không ngừng tiếp ...
Đã theo nghiệp làm phần mềm thì cần luôn luôn mài dũa kỹ năng của bản thân. Tất nhiên, kỹ năng là thứ thực sự điều cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào nhưng chắc các bạn cũng hiểu đối với kỹ sư phần mềm thì nó đặc biệt quan trọng.
Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa là tiếp không ngừng tiếp tục theo đuổi những công nghệ mới đang liên tục được tạo ra. Tất nhiên tác giả là tôi cũng biết hiểu việc bắt kịp xu hướng công nghệ rất quan trọng và cũng rất thú vị. Nhưng, không chỉ có vậy, quan trong hơn là bạn cần phải nắm được cách suy nghĩ, cách làm cơ bản, biến nó thành của mình và tiếp tục duy trì cách làm, cách suy nghĩ đó. Thực hiện được cả hai việc đó thì có thể nói là tiếp liên tục mài giũa kỹ năng của bản thân đúng không?
Trước hết, hãy chọn một trong hai việc. Chỉ bản thân một người các bạn mỗi cá nhân thì không thể học được hết tất cả các chiều hướng phát triển phần mềm cả trên thế giới đang phát triển phần mềm theo nhiều hướng như hiện nay. Vậy thì, phải làm sao đây? Đúng vậy, chỉ cần nhóm những kỹ sư phần mềm giống nhau lại và cùng học tập là được. Những điều bàn bản thân bạn không biết sẽ được người khác chỉ cho. , nNgược lại, bạn sẽ chỉ cho người khác những thứ mà bạn biết. Nhanh nhất là lập nhóm học tập với những kỹ sư xung quanh bạn. Đúng, chính là những đồng nghiệp cùng công ty với bạn!
Chắc hẳn có người sẽ cảm thấy rằng mất công đem “kỹ năng của riêng mình” dạy cho người khác là một hành động ngu ngốc. Nhưng, đối với những kỹ sư phần mềm ngày nay, tư duy “ngại cho đi” ngược lại lại là một mối nguy hại. Chắc không có ai là chưa từng được hưởng lợi tích của open source software (OSS) (Phần mềm có mã nguồn mở) phải không nhỉ?. Một trong những động lực khiến OSS có thể thâm nhập và phát triển đến mức này đó là “Văn hóa không ngại cho đi”. (Những bạn quan tâm hãy tìm đọc luận văn nổi tiếng của Eric S. Raymond ("The Cathedral and the Bazaar")). Đừng giữ kỹ năng cho riêng mình. Càng chia sẻ thông tin, các bạn càng nhận được sự tôn trọng và cơ hội sẽ đến.
Ngoài ra, ở Nhật chúng tôi có câu thành ngữ “Giúp người là giúp chính mình/ 情けは人のためならず” hay như câu “Ở hiền gặp lành/恩送り (Không phải là “báo ân” nhé. Trong tiếng Nhật thì câu thành ngữ “Ở hiền gặp lành” và “báo ân” viết gần giống nhau). Tóm lại việc mình cho đi người khác cái gì đó của mình cho người khác thì chung quy cũng là vì bản thân mình. Kỹ năng hiện nay bạn đang có suy cho cùng cũng là học được từ kiến thức của người khác nên các bạn hãy tích cực học hỏi điều mới rồi truyền lại cho những người kế tiếp. Như vậy mới đúng lẽ tự nhiên.
Vậy, hãy cùng bắt đầu học nhóm với đồng nghiệp thôi! Nhưng, nếu trước giờ bạn chưa từng làm việc này thì có lẽ bạn sẽ băn khoăn không biết nên bắt đầu như thế nào thì tốt nhỉ? Tất nhiên, làm thế nào cho dễ làm là được, tuy nhiên, nhưng nhân dịp này tôi xin viết một chút đưa ra một vài gợi ý.
●Làm gì? Đầu tiên là về việc, trong nhóm học, sẽ lấy chủ đề học là gì. Có lẽ sẽ có người nghĩ ngay đến những nội dung mang tính kỹ thuật như là ngôn ngữ, framework (Ngôn ngữ mới của Apple: Swift, Web application framework: Ruby on Rails, hoặc là về design pattern v.v...) Uhm, những ý kiến này cũng không tệ!. Nếu quyết định học tậpnghiên cứu những chủ đề công nghệ mà mình quan tâm thì cũng có thể mở rộng khả năng của bản thân.
Đây là một đoạn mà David Thomas và Andy Hunt viết trong tác phẩm nổi tiếng “The Pragmatic Programmer”. Thói quen này hiện nay được gọi với cái tên Language of the Year (LotY). Thông tin thêm là ngôn ngữ đầu tiên mà 2 tác giả này chọn cho hoạt động LotY là Ruby. Sau đó, 2 người này cùng với Chad Fowler – tác giả nổi tiếng của cuốn "The Passionative Programmer", làm một nhóm 3 người đã cho ra đời cuốn sách hướng dẫn (handbook) về Ruby mang tên "Programming Ruby".
Hơn nữa, nếu bạn là một kỹ sư coding- thiết kế, thì nếu thử học thêm về kiểm thử phần mềm (software test) thì có thể mở rộng giới hạn của bản thân phải không?. (Thực ra, tác giả tôi cho rằng coder chưa học về test design thì chỉ là “tay mơ”).
Việc học những nội dung mang tính kỹ thuật như vậy cũng không vấn đề gì nhưng tác giả tôi muốn các bạn hãy tổ chức những nhóm học về "[Cách thực hiện dự án"]. Ví như các bạn thửu học về quy trình phát triển Scrum hay XP v.v... hoặc là thử thảo luận về team building thì cũng thú vị đấy chứ. ? Khi đó, bạn sẽ được ở trong môi trường vây mà xung quanh bởi là nhiều người có nhiều lập trường, nhiều ý kiến xuất phát từ những quan điểm khác nhau sẽ khiến bạn học hỏi được nhiều điều.
●Khi nào? Tiếp theo là về việc tổ chức học nhóm lúc nào? Nếu được tổ chức hay dự án mà bạn đang làm việc thông cảm thì có lẽ có thể lấy một ít thời gian trong giờ làm việc để tổ chức học nhóm định kỳ. Nếu như không thể đột nhiên tổ chức học nhóm như vậy , thì tôi xin gợi ý các bạn hình thức Brown Bag Meeting. Đó là hình thức mọi người vừa cùng nhau ăn trưa vừa học, tức là tận dụng thời gian nghỉ trưa. Do ở Mỹ, người ta thường bỏ bữa trưa vào túi giấy màu nâu cho nên hình thức này mới được đặt tên như vậy.
●Làm như thế nào? Về hình thức tổ chức, đầu tiên là có loại hình “ngắn hạn” tổ chức một lần là xong, hoặc có “kiểu seminar” tổ chức thành nhiều lần. Đây là những hình thức thường được sử dụng trong trường hợp một giảng viên có kiến thức chuyên sâu về một chủ đề nào đó thực hiện giảng dạy cho mọi người. Hình thức này tương đối gần với công việc giờ giảng dạy của giáo viên ở trường. Nếu có đồng nghiệp nào có kỹ thuật tốt thì nhất định hãy nhờ anh ấy chia sẻ kiến thức cho mọi người. Các bạn hãy tích cực tham gia nhé!.
Trên tinh thần “Mọi người cùng nhau học tập” mà tôi đã kêu gọi từ đầu tới giờ trong bài viết thì hình thức “nhóm đọc sách/ nhóm thảo luận” rất phù hợp. Đây là hình thức mà ở đó bạn sẽ chọn một tài liệu là một quyển sách hay một chủ đề nào đó rồi vừa thảo luận chủ đề ấy với mọi người, vừa đọc sách. Có thể thực hiện theo phương pháp mỗi lần chỉ định một người chủ trì, n. Những người chủ trì lần lượt phát biểu, h. Hoặc có thể tiến hành theo kiểu quy định phạm vi đọc mỗi lần, không chỉ định người chủ trì mà mọi người cùng thảo luận, phát biểu cảm nghĩ sau khi đã đọc nội dung đã chỉ định trong sách.
Cuối cùng, tôi xin giới thiệu vài tài liệu cho hoạt động “nhóm đọc sách” thay cho lời kết của bài viết:
Theo Geek and Tech Magazine, Amano-san