12/08/2018, 14:23

Hãy cùng khám phá - Kiểm thử thăm dò (Exploratory Testing)

Đối với kiểm thử thông thường, theo kịch bản có sẵn, bạn sẽ thiết kế test case trước, sau đó tiến hành thực hiện kiểm thử. Ngược lại, kiểm thử thăm dò là việc thực hiện đồng thời thiết kế và thực hiện kiểm thử. Với trường hợp kịch bản đã có sẵn thường không phải suy nghĩ nhiều, người kiểm thử sẽ ...

Đối với kiểm thử thông thường, theo kịch bản có sẵn, bạn sẽ thiết kế test case trước, sau đó tiến hành thực hiện kiểm thử. Ngược lại, kiểm thử thăm dò là việc thực hiện đồng thời thiết kế và thực hiện kiểm thử.

Với trường hợp kịch bản đã có sẵn thường không phải suy nghĩ nhiều, người kiểm thử sẽ thực hiện theo các bước đã có sẵn, sau đó so sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn. Việc thực hiện này cũng có thể thực hiện một cách tự động mà không cần phải suy nghĩ nhiều.

Kiểm thử thăm dò bao gồm tất cả các việc như: phát hiện lỗi, điều tra lỗi, sự hiểu biết về ứng dụng. Điều này chú trọng vào sự tự do cá nhân và trách nhiệm của từng nhân viên. Test cases có thể không được tạo hoàn chỉnh nhưng người thực hiện vẫn có thể kiểm tra hệ thống một cách nhanh chóng. Họ có thể ghi lại ngắn gọn những gì mình cần làm trước khi thực hiện kiểm thử. Kiểm thử thăm dò tập trung nhiều hơn vào việc thực hiện kiểm thử hơn là tạo test cases.

E1.png

Mặc dù xu hướng gần đây là thúc đẩy kiểm thử tự động, tuy nhiên kiểm thử thăm dò cũng là một hướng suy nghĩ mới. Kiểm thử tự động cũng có một số điểm giới hạn của nó.

E2.png

Sau đây là một số điểm khác biệt giữa kiểm thử có sẵn kịch bản và kiểm thử thăm dò

|_.Kiểm thử có sẵn kịch bản           |_. Kiểm thử thăm dò |
| Được tạo ra từ yêu cầu của hệ thống | Được tạo ra từ yêu cầu của hệ thống và khám phá trong suốt quá trình thực hiện kiểm thử |
|Xác định các test cases trước |Xác định test cases trong suốt quá trình test |
|Xác nhận việc thực hiện kiểm thử dựa trên yêu cầu của hệ thống|Điều tra hệ thống và ứng dụng|
|Nhấn mạnh vào việc dự đoán và tạo quyết định|Nhấn mạnh vào tính thích hợp và sự hiểu biết|
|Bao gồm việc thực hiện kiểm thử đã được xác nhận các bước thực hiện|Bao gồm việc điều tra lỗi thực hiện theo bước nào|
|Giống như bài phát biểu, bạn sẽ đọc từ bản nháp|Giống như 1 cuộc hội thoại, nó mang tính tự phát|
|Các kịch bản thử nghiệm sẽ điều khiển việc thực hiện test |Suy nghĩ của người kiểm thử sẽ điều khiển việc thực hiện test|

Kiểm thử thăm dò :

  • Không phải là kiểm thử ngẫu nhiên nhưng nó là kiểm thử mang tính bột phát với mục đích tìm được các lỗi

  • Có cấu trúc và chặt chẽ

  • Dễ dàng quản lý

  • Không phải là một kĩ thuật nhưng là một phương pháp tiếp cận. Những hành động bạn thực hiện tiếp theo được điều chỉnh bởi những gì bạn đang làm

Sự chuẩn bị cho kiểm thử thăm dò:

Chuẩn bị kiểm thử thăm dò đi qua sau 5 giai đoạn chi tiết dưới đây và nó cũng được gọi là phiên quản lý dựa trên thử nghiệm:

Giai đoạn 1: Tạo một phân loại Bug (phân loại)

  • Các lỗi chung, phổ biến được tìm thấy trong các dự án trước đây
  • Phân tích các phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hoặc lỗi
  • Tìm các rủi ro và phát triển ý tưởng để thử nghiệm các ứng dụng

Giai đoạn 2: Điều lệ kiểm thử (Test charter)

  • Điều lệ kiểm thử nên bao gồm:
  # Kiểm thử cái gì
  # Làm thế nào để kiểm thử
  #  Những gì cần thiết phải được xem xét

* Ý tưởng thử nghiệm là điểm khởi đầu của kiểm thử thăm dò
* Điều lệ kiểm thử giúp xác định người dùng cuối có thể sử dụng hệ thống hay không

**Giai đoạn 3: Hộp thời gian kiểm thử**
*	Phương pháp này bao gồm các cặp kiểm thử làm việc cùng nhau không ít hơn 90 phút
*	Không nên có bất kỳ thời gian bị gián đoạn trong những phiên 90 phút
*	Hộp thời gian có thể được mở rộng hoặc giảm 45 phút
*	Phiên kiểm thử này khuyến khích thử nghiệm phản ứng từ trên phản hồi của hệ thống và chuẩn bị cho đầu ra chính xác

**Giai đoạn 4: Kết quả đánh giá:**
*	Đánh giá lỗi
*	Bài học rút ra từ kiểm thử
*	Phân tích vùng bao phủ

**Giai đoạn 5: Phỏng vấn:**
*	Thu thập các kết quả đầu ra
*	So sánh kết quả với các điều lệ
*	Kiểm tra xem liệu có cần phải kiểm thử thêm gì không?

**Trong suốt quá trình thực hiện thăm dò, những điều cần thiết sau đây phải được thực hiện:**

*	Nhiệm vụ của kiểm thử nên được làm rõ ràng
*	Ghi chú lại những gì cần kiểm thử, tại sao nó cần được kiểm thử và đánh giá chất lượng của sản phẩm
*	Theo dõi các câu hỏi và các vấn đề được nêu lên trong suốt quá trình thực hiện kiểm thử thăm dò
*	Những người kiểm thử nên làm việc theo cặp để có được hiệu quả kiểm thử
*	Càng kiểm thử nhiều thì càng có thể thực hiện kiểm thử được các trường hợp phù hợp với tình huống cần thiết

**Ưu điểm và khuyết điểm của kiểm thử thăm dò**

![E3.png](/uploads/d1acae12-c503-4557-8e3c-8f75e5c95d9f.png)

```TextileToHtml

|_. Ưu điểm|_. Khuyết điểm |
| Hữu dụng khi tài liệu yêu cầu không đầy đủ hoặc có phần nào đó không đầy đủ | Hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ năng của người kiểm thử |
| Nó liên quan đến quy trình điều tra giúp tìm kiếm nhiều lỗi hơn so với kiểm thử thông thường| Bị giới hạn bởi kiến thức trong phạm vi đó của người kiểm thử  |
|Tìm thấy các lỗi mà thường bị bỏ qua bởi các kĩ thuật kiểm thử khác.|Không phù hợp khi thời gian test là dài|
|Tìm thấy các lỗi mà thường bị bỏ qua bởi các kĩ thuật kiểm thử khác||
|Giúp mở rộng tưởng tượng của người kiểm thử bởi việc thực hiện nhiều hơn các testcase, nâng cao hiệu suất của người kiểm thử||
|Đi sâu vào những phần nhỏ của ứng dụng và bao phủ tất cả yêu cầu của ứng dụng||
|Bao gồm tất cả các loại kiểm thử và bao phủ cả những kịch bản, trường hợp kiểm thử khác nữa||
|Khuyến khích sáng tạo và trực giác||
|Tạo ra nhiều ý tưởng mới trong suốt quá trình thực hiện kiểm thử|

Những thách thức của kiểm thử thăm dò:

Có rất nhiều thách thức của kiểm thử thăm dò và chúng được giải thích như dưới đây:

  • Học cách sử dụng ứng dụng hoặc hệ thống phần mềm là một thách thức.
  • Khó để tái hiện lỗi.
  • Xác định các công cụ cần thiết được sử dụng cũng có thể là thách thức.
  • Xác định các test case tốt nhất để thực hiện cũng là điều khó khăn.
  • Báo cáo kết quả kiểm thử cũng là thách thức vì nó không có kịch bản có sẵn để so sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn.
  • Khó để ghi lại tất cả tài liệu trong suốt quá trình kiểm thử.
  • Không biết được khi nào thì dừng kiểm thử bởi vì kiểm thử thăm dò thì không định nghĩa giới hạn kiểm thử.

Khi nào thì sử dụng kiểm thử thăm dò

Kiểm thử thăm dò có thể được sử dụng rộng rãi khi:

  • Nhóm kiểm thử là những người đã có kinh nghiệm.
  • Việc kiểm thử lặp lại sớm là cần thiết
  • Đó là những ứng dụng quan trọng, độ ưu tiên cao, nghiêm trọng.
  • Những người kiểm thử mới được thêm vào trong nhóm.

Kết luận

Kiểm thử thăm dò được thực hiện để khắc phục những hạn chế của kiểm thử theo kịch bản có sẵn. Nó giúp trong việc cải thiện các bộ test cases. Kiểm thử thăm dò nhấn mạnh vào sự hiểu biết và tính tương thích đối với người sử dụng.

Bài viết được dịch từ nguồn: http://www.guru99.com/exploratory-testing.html

0