Hướng dẫn kết nối PHP với Microsoft SQL SERVER 2008
Hôm nay, mình xin hướng dẫn bạn kết nối php với cơ sở dữ liệu microsoft Sqlserver 2008. Mặc định php kết nối với mysql, còn asp thì làm việc với mssql server. Nhưng trong một số trường hợp bạn muốn viết ứng dụng PHP của mình kết nối với database Sqlserver để dễ làm việc. Bạn có thể đọc ...
Hôm nay, mình xin hướng dẫn bạn kết nối php với cơ sở dữ liệu microsoft Sqlserver 2008. Mặc định php kết nối với mysql, còn asp thì làm việc với mssql server. Nhưng trong một số trường hợp bạn muốn viết ứng dụng PHP của mình kết nối với database Sqlserver để dễ làm việc. Bạn có thể đọc bài viết của mình để kết nối.
– Để kết nối PHP được với SQL SERVER, microsoft đã cung cấp cho chúng ta một thư viện để PHP có thể làm việc được với Sqlserver.
Link download Sql driver for php: https://www.microsoft.com/en-us/download/details.aspx?id=20098
Tùy theo phiên bản PHP bạn đang sử dụng mà download thư viện sql driver for php cho thích hợp.
– Ở bài viết này, mình sử dụng Xampp 1.7.7 đang sử dụng PHP 5.3, mình thấy phiên bản php 5.3 là kết nối tương thích với sqlserver, mình cũng đã thử kết nối PHP v7 với mssql nhưng không làm việc tốt bằng phiên bản mà mình đang sử dụng.
Video hướng dẫn step by step: video này này mình sử dụng Codeigniter Framwork for php để kết nối với mssql server.
Để kết nối bạn làm theo các bước sau:
1. Bước 1:
Đầu tiên copy 2 file php driver for php:
– File: php_pdo_sqlsrv_53_ts_vc9.dll và php_sqlsrv_53_ts_vc9.dll vào thư mục C:/xampp/php/ext/
2. Bước 2:
Cấu hình lại file php.ini
Trong file PHP.ini bạn thêm 2 dòng này vào.
extension=php_sqlsrv_53_ts_vc9.dll
extension=php_pdo_sqlsrv_53_ts_vc9.dll
– Sau đó, khởi động lại xampp server.
3. Bước 3:
Mình thực hiện, kết nối Codeigniter với MSSQL server.
– Bạn vào thư mục application/config/database.php
Bạn thiết lập các thông số như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 |
<?php defined('BASEPATH') OR exit('No direct script access allowed'); $active_group = 'default'; $query_builder = TRUE; $db['default'] = array( 'dsn' => ', 'port' => 1433, 'hostname' => '127.0.0.1', 'username' => 'sa', 'password' => 'minh123', 'database' => 'HOB', 'dbdriver' => 'sqlsrv', 'dbprefix' => ', 'pconnect' => FALSE, 'db_debug' => TRUE, 'cache_on' => TRUE, 'cachedir' => ', 'char_set' => 'utf8', 'dbcollat' => 'utf8_general_ci', 'swap_pre' => ', 'encrypt' => FALSE, 'compress' => FALSE, 'stricton' => FALSE, 'failover' => array(), 'save_queries' => TRUE ); |
– Vậy là xong, chúc các bạn thành công.
Techtalk via laptrinhvb