IBM: Chúng tôi không bao giờ để lộ thông tin khách hàng cho NSA
IBM phủ nhận bất kì một liên quan nào đến chương trình thu thập giữ liệu của NSA và tuyên bố rằng họ không cài đặt bất kì một backdoor (cửa sau) nào lên sản phẩm của mình. Vào thứ 6 trên một blog, Robert C. Weber, phó chủ tịch phụ trách mảng pháp lý và quy định của IBM và luật sư của IBM cho ...
IBM phủ nhận bất kì một liên quan nào đến chương trình thu thập giữ liệu của NSA và tuyên bố rằng họ không cài đặt bất kì một backdoor (cửa sau) nào lên sản phẩm của mình.
Vào thứ 6 trên một blog, Robert C. Weber, phó chủ tịch phụ trách mảng pháp lý và quy định của IBM và luật sư của IBM cho biết: “Trong phạm vi các quy định của chính phủ trên toàn thế giới liên quan đến việc kiểm soát và xử lý thông tin, khách hàng hỏi các câu hỏi liên quan đến thông tin của họ: làm cách nào để bảo vệ các thông tin một cách an toàn nhất, các thông tin được lưu trữ ở đâu và chúng tôi sẽ làm thế nào khi chính phủ yêu cầu truy cập vào thông tin của họ”.
“Đây cũng là mối quan tâm chung của các nhân viên, đối tác và các cổ đông của chúng tôi. Đưa ra các buổi thảo luận mang tính toàn cầu về an toàn thông tin và quyền riêng tư, chúng tôi muốn bộc lộ quan điểm của mình về vấn đề này”.
Ông Robert nói rằng IBM không tiết lộ bất kì một thông tin khách hàng nào cho NSA hoặc các cơ quan chính phủ khác, không thông qua PRISM hay bất kì một chương trình thu thập và giám sát thông tin nào. “Chúng tôi không cung cấp thông tin khách hàng ở bên ngoài nước Mỹ cho chính phủ Mỹ dưới bất kì chỉ thị an ninh quốc gia nào, chúng tôi không đặt bất kì cửa sau nào vào sản phẩm phần mềm của chúng tôi và chúng tôi cũng không cung cấp bất kì mã nguồn của phần mềm hay cài mật mã nào cho các sản phẩm với mục đích cho phép các cơ quan chính phủ truy cập vào dữ liệu khách hàng, và chúng tôi tuân thủ theo các luật và quy định của nhà nước bao gồm luật về quyền cá nhân trên tất cả các quốc gia mà công ty đang hoạt động”.
Một điều cần chú ý rằng hầu hết các khách hàng của IBM là các công ty và tổ chức, ông cũng chỉ ra rằng nếu một cơ quan chính phủ muốn truy cập vào thông tin của khách hàng do IBM thay mặt một doanh nghiệp, thì IBM mong rằng cơ quan chính phủ này giải quyết trực tiếp với khách hàng đó.
Ông tiếp tục: “Đối với những dữ liệu của các doanh nghiệp được lưu trữ bên ngoài nước Mỹ, IBM tin rằng chính phủ Mỹ dù có cố gắng đến đâu để có được những dữ liệu đó thì cũng cần phải được sự chấp thuận thông qua khung pháp lý quốc tế, hơn nữa nếu môt công ty đã từng áp dụng quy định bảo mật quốc gia mà họ lại ra lệnh cho chúng tôi cung cấp thông tin của khách hàng thì họ sẽ bị đưa ra tòa”.
Cuối cùng, ông chia sẻ rằng có ý kiến cho rằng chính phủ không nên phá vỡ các công nghệ thương mại được dự định để bảo vệ dữ liệu kinh doanh, và chính phủ nên suy nghĩ về việc thu hồi “các chính sách thiển cận” ví dụ như các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu. Ông cũng nói thêm rằng chính phủ Mỹ nên mở rộng các cuộc tranh luận về cải cách giám sát dữ liệu và đưa ra cái nhìn khách quan sâu sắc hơn về các dữ liệu khác nhau và các chương tình thu thập thông tin tình báo để lấy được lòng tin của công chúng.
Nguồn: net-security.org