28/08/2018, 21:53

Lập trình viên đừng bao giờ đi làm ngay sau tốt nghiệp!

Hình meme từ độ phim đã đi vào huyền thoại. Trong một lần ngồi chuyện phiếm với anh bạn IT của mình, tôi đã có dịp mở rộng tầm mắt với 2 ngả rẽ của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn làm nghề IT – một nghề khác “hot” trong từ điển việc làm hiện nay. Mọi chuyện bắt đầu khi ...

Hình meme từ độ phim đã đi vào huyền thoại.

Trong một lần ngồi chuyện phiếm với anh bạn IT của mình, tôi đã có dịp mở rộng tầm mắt với 2 ngả rẽ của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn làm nghề IT – một nghề khác “hot” trong từ điển việc làm hiện nay.

Mọi chuyện bắt đầu khi anh bạn tôi tốt nghiệp đại học. Mọi thứ có vẻ khá mới mẻ. Tốt nghiệp loại giỏi, nghiễm nhiên anh ấy được tuyển thẳng vào lớp cao học ngay tại trường đại học của mình. Và cũng vì giỏi, nghiễm nhiên anh ấy nhận được rất nhiều lời mời gọi từ các công ty danh tiếng. Người đứng trước 2 ngả rẽ ngày ấy đã khẳng định rằng: Đừng bao giờ đi làm ngay sau tốt nghiệp, nếu như…

1. Bạn không muốn có kinh nghiệm – thứ quý giá mà ai cũng tích lũy cả đời

Đi làm, cho dù công việc có vất vả và nhiều khó khăn đến mấy thì bạn cũng nên chấp nhận và tập quen dần với nó. Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi mọi thứ cũng phát triển theo và khối lượng công việc cũng như áp lực sẽ là gánh nặng ngày càng tăng trên vai bạn. Nhưng “thả con săn sắt bắt con cá rô”, bạn bỏ công sức, thời gian và nhiều thứ quý giá khác để thu về “con cá rô kinh nghiệm” to bự đấy. Còn gì quý giá hơn khi thứ đầu tiên bạn có được là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về một lĩnh vực nào đó. Kinh nghiệm phản ánh năng lực, mức độ tận tụy và thái độ của bạn dành cho công việc. Đó là một thứ vũ khí lợi hại mà người ta chỉ có thể tích lũy qua thời gian cùng với bao cố gắng. Hãy tạo cho mình một môi trường học tập kinh nghiệm đầy hứng khởi nhé!

2. Bạn ngại cọ xát với những va vấp của thực tế

“Nếu bạn xem mỗi ngày là một thử thách, bạn sẽ ngạc nhiên khi mình trở nên hiệu quả như thế nào và công việc có thể được hoàn thành nhiều hơn ra sao” – Donald Trump

Đi làm, bạn còn có cơ hội cọ xát với những thử thách trong thực tế cuộc sống. Có những va vấp “khốc liệt” đến nỗi bạn tưởng chừng mình đã gục ngã. Thế nhưng sau những lần ấy, công việc lại cho bạn một cứu cánh, cho bạn cơ hội thử lại lần nữa. Và những cú ngã, những thử thách trong công việc dần tập cho bạn vững vàng hơn, tự tin hơn để bước tiếp . Thế nên đừng ngại những vấp ngã, đừng sợ thất bại. Công việc sẽ mang đến cho bạn những cơ hội hoàn thiện bản thân và nâng cao năng lực tuyệt vời nhất.

Giải quyết mọi vấn đề trong Scalable Social Network – Đăng kí ngay!Giải quyết mọi vấn đề trong Scalable Social Network – Đăng kí ngay!

3. Bạn không muốn có một số vốn kha khá

Đi làm – đồng nghĩa với việc được trả lương. Một số tiền kha khá hằng tháng cũng giúp bạn sớm kết thúc gánh nặng cho các bậc phụ huynh cũng như sớm tích lũy được một nguồn vốn nho nhỏ. Công bằng mà nói, tiền – trong xã hội hiện đại – là một công cụ hết sức lợi hại hỗ trợ bạn vươn tới những ước mơ của chính mình. Làm việc và tích lũy, bằng chính công sức mình bỏ ra, thật hạnh phúc đúng không nào?

4. Bạn muốn mất thêm thời gian và công sức học tiếp cao học trong khi công việc dạy bạn nhiều hơn thế

Việc có bằng cao học hay không – theo một số nghiên cứu – vẫn không hề ảnh hưởng đến mức độ thành công của bạn sau này nếu bạn có định hướng đúng đắn và đủ đam mê.

Kiến thức là vô hạn. Việc bạn không ngừng trau dồi vốn kiến thức chuyên môn của mình là một điều vô cùng cần thiết. Những kiến thức này sẽ là nền tảng chắc chắn nhất cho mọi công việc của bạn sau này. Khi bạn có một trình độ nhất định và kinh nghiệm vững vàng, sự thăng tiến sẽ xứng đáng với những cố gắng mà bạn đã bỏ ra.

1-homeschool-domination

“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”, sự tụt hậu sẽ tìm đến với bạn nếu bạn còn chưa cố gắng học hỏi mỗi ngày.Tuy nhiên, phương pháp học như thế nào, mỗi người đều có thể tự lựa chọn và quyết định. Bạn học từ công việc, học từ đồng nghiệp, học từ khách hàng, học từ sách báo… Chúng ta có thể học bằng nhiều cách chứ không nhất thiết phải qua mỗi con đường cao học.

Dĩ nhiên cũng có những người vừa học vừa làm, và tôi cho rằng họ quản lý thời gian và cân đối công việc của mình rất tốt. Tuy nhiên điều đó khá mệt mỏi và đòi hỏi bạn phải có một “tinh thần thép” cũng như hy sinh nhiều hơn nữa để đổi lấy tấm bằng cao học trong khi đang đi làm.

Vậy còn bạn, bạn có cho rằng, đi làm sau tốt nghiệp là lựa chọn đúng đắn chưa?

Quý Văn

0