Lệnh Break trong Pascal - Pascal căn bản
Trong bài này mình sẽ tìm hiểu lệnh dùng để dừng vòng lặp ngay lập tức, đó là lệnh break. Lệnh này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn dừng vòng lặp bất ngờ mà không cần phải chờ đợi điều kiện lặp. 1. Break trong Pascal hoạt động ra sao? Break trong Pascal có hai cách sử dụng chính như sau: ...
Trong bài này mình sẽ tìm hiểu lệnh dùng để dừng vòng lặp ngay lập tức, đó là lệnh break. Lệnh này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn dừng vòng lặp bất ngờ mà không cần phải chờ đợi điều kiện lặp.
1. Break trong Pascal hoạt động ra sao?
Break trong Pascal có hai cách sử dụng chính như sau:
Khi gặp câu lệnh break bên trong một vòng lặp, vòng lặp sẽ bị chấm dứt ngay lập tức và chương trình sẽ tiếp tục biên dịch ở câu lệnh tiếp theo phía sau vòng lặp. Ngoài ra break cũng có thể đặt trong lệnh CASE để kết thúc lệnh rẻ nhánh này.
Nếu bạn đang sử dụng các vòng lặp lồng nhau (tức là, một vòng lặp bên trong một vòng lặp khác), câu lệnh break sẽ dừng việc thực thi vòng lặp trong cùng và bắt đầu thực thi dòng mã tiếp theo sau phía sau block của vòng lặp.
Một trường hợp rất hay đó là trong vòng lặp while sẽ xảy ra tình trạng lặp vô hạn nếu điều kiện lặp luôn đúng. Lúc này nếu ta đưa lệnh break vào là có thể dừng vòng lặp ngay.
Cú pháp lệnh Break như sau:
break;
Nhìn có vẻ đơn giản, vấn đề quan trọng là bạn phải biết cách đặt nó ở đâu để giải quyết thuật toán.
Tham khảo lược đồ hoạt động của break.
Ví dụ: Viết chương trình lặp từ 1 đến 10 trong vòng lặp while.
Trước tiên mình sẽ giải bài này bằng cách không có lệnh break như sau:
program BreakPascalZaidap.com; var a : integer; begin a := 1; while (a < 16) do begin writeln(a); a := a + 1; end; readln; end.
Bây giờ đề bài muốn giữ nguyên đoạn code trên, nhưng chỉ lặp tới 5 mà thôi. Lúc này ta phải kết hợp lệnh if và break để dừng vòng lặp ngay khi in ra số 5 như sau:
program BreakPascalZaidap.com; var a : integer; begin a := 1; while (a < 16) do begin writeln(a); a := a + 1; if (a = 6) then break; end; readln; end.
Chạy lên bạn sẽ thu được kết quả như sau:
1 2 3 4 5
2. Break trong vòng lặp lồng nhau
Bây giờ hãy làm một ví dụ về lệnh break sẽ hoạt động ra sao nếu được đặt trong hai vòng lặp được lồng nhau.
Trước tiên hãy lấy lại ví dụ mà mình đã làm ở bài trước như sau:
program WhileLoopZaidap.com; var a: integer; b: integer; begin a := 2; while (a <= 9) do begin // phai gan lai b = 1 tai vi phan tu dau tien la 1 // neu ban khong gan lai thi sai thuat toan b := 1; while (b <= 9) do begin writeln(a, ' x ', b, ' = ', (a * b)); // cong them 1 cho b b := b + 1; end; // cong them 1 cho a a := a + 1; end; readln; end.
Đây là đoạn code sẽ in ra bảng cửu chương từ 2 đến 9 với số dòng nhân là từ 1 đến 9. Tuy nhiên bây giờ mình muốn chỉ in ra số dòng nhân từ 1 đến 5 thôi thì có thể giữ nguyên chương trình này và bổ sung lệnh break vào.
while (b <= 9) do begin writeln(a, ' x ', b, ' = ', (a * b)); // cong them 1 cho b if (b = 5) then break; b := b + 1; end;
Có một chút thay đổi, giờ mình muốn in ra bảng cửu chương từ 2 đến 5 mà thôi, lúc này lệnh break phải đặt ở vòng lặp đầu tiên.
begin a := 2; while (a <= 9) do begin // phai gan lai b = 1 tai vi phan tu dau tien la 1 // neu ban khong gan lai thi sai thuat toan b := 1; while (b <= 9) do begin writeln(a, ' x ', b, ' = ', (a * b)); // cong them 1 cho b b := b + 1; end; if (a = 5) then break; // cong them 1 cho a a := a + 1; end; readln; end.
Như vậy là mình đã giới thiệu xong lệnh break trong Pascal, đây là một lệnh rất hữu ích và được sử dụng khá nhiều khi làm thực tế. Bạn phải hiểu nguyên lý hoạt động để phân biết với những lệnh khác như goto, continue ở những bài tiếp theo.