11/10/2019, 10:13

Nhật ký tìm việc từ “tay mơ” lên thẳng Senior

Hiển nhiên, sau một thời gian “nai lưng” đi làm và tích lũy kinh nghiệm, ai cũng muốn “tiến hóa” lên thành hình thái bá đạo hơn nữa. Tác giả bài viết cũng không ngoại lệ, nhưng anh lại muốn đi nhanh hơn một chút, và lên thẳng “Senior” luôn. Trong ...

Hiển nhiên, sau một thời gian “nai lưng” đi làm và tích lũy kinh nghiệm, ai cũng muốn “tiến hóa” lên thành hình thái bá đạo hơn nữa. Tác giả bài viết cũng không ngoại lệ, nhưng anh lại muốn đi nhanh hơn một chút, và lên thẳng “Senior” luôn. Trong hành trình đi tìm mức lương sáu chữ số của mình (tính bằng đô), anh đã nộp đơn vào 291 công ty, sau 32 lần tiếp xúc trước qua điện thoại, 16 lần sàng lọc kỹ thuật, 13 thử thách code, 11 lần phỏng vấn trực tiếp tại công ty, và đã nhận được 8 offer. Các offer này có mức lương từ 60-125 nghìn đô đến từ nhiều công ty ở Mỹ. Nhìn chung, anh được offer ở tỷ lệ khoảng 2,8% số lần nộp đơn.

Sau hành trình này, tuy đã chứng minh được ý tưởng gần như “điên rồ” (ở đất Mỹ) của mình; tác giả cũng cho biết, sau những nộp đơn “điên cuồng” như vậy, dưới đây là những lời khuyên anh rút ra được có thể hữu ích cho bất kỳ ai đang tìm việc:

Insight #1: Tiếp cận người thật

Mới đầu, tôi xin việc ở các công ty theo kiểu “súng máy”. Tôi nộp đơn thông qua Indeed.com, AngelList, LinkedIn, StackOverflow, Hacker News, website công ty, và thậm chí là Craigslist.

Tôi sẽ gửi resume cho bất cứ vị trí nào cần kinh nghiệm React, Node, hoặc JavaScript. Trong tuần đầu tiên, tôi xin việc ở tận 15-20 công ty một ngày.

Kết quả tôi nhận được khá kém. Số công ty phản hồi thấp hơn 5%, tôi đang ném đơn xin việc vào lỗ đen.

Mọi thứ đã thay đổi khi một người bạn từ làm tuyển dụng của tôi chia sẻ một số lời khuyên khi tìm việc. Anh ta bảo tôi, với mỗi lần gửi đơn hãy email trực tiếp đến “người thật”. Ai cũng được, miễn là có người đọc được.

Từ đó trở đi, mỗi khi một đơn xin việc, tôi sẽ tìm tên công ty trên LinkedIn và email ai đó ở đội kỹ sư hoặc tuyển dụng.

Với các công ty nhỏ hoặc chuyên viên hạng C, email format thường là firstName@dreamCompany.com. Với công ty lớn, có thể là firstName.lastName@dreamCompany.com.

Để xác minh email, tôi dùng Rapportive để kiểm tra chéo email với tài khoản mạng xã hội.

Kết quả rất tuyệt vời. Với hơn 150 email gửi đi, tỷ lệ phản hồi đạt số lượng cao bất ngờ đến 22%.

Cảm giác khi nhận được những phản hồi có hồn cũng rất tuyệt. Điều ngạc nhiên nữa là, đến CEO và CTO cũng trả lời, và đôi khi còn đích thân phỏng vấn tôi nữa.

Insight #2: Bắt đầu nhỏ rồi to dần lên

Bạn sẽ đối mặt với phỏng vấn cấp độ 1 (công ty non-tech cần bất kỳ dev nào), người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những thứ không khó hơn JavaScript cơ bản là mấy.

Bạn cũng sẽ đối mặt với cấp độ 9 (cấp Google/Facebook), người phỏng vấn sẽ hỏi những cấu trúc ngữ pháp khó nhằn và câu hỏi thuật toán.

Tôi sẽ xây dựng chiến lược theo hướng dễ đến khó, bắt đầu với những cuộc phỏng vấn dễ trước, và dần leo lên cấp cao hơn.

Mới đầu, tôi muốn tìm thêm kinh nghiệm, xây dựng sự tự tin, và bảo đảm trước các offer từ các công ty phỏng vấn dễ hơn.

Khi tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn (“level up” đó). Tôi có thể tự tin phỏng vấn ở các công ty có yêu cầu tuyển dụng cao hơn. Quá trình này được biểu thị bên dưới, thông qua mối tương quan giữa số tuần sau khi bắt đầu tìm việc, và mức lương trần tôi được offer.

Tôi mở ra những câu hỏi khó hơn, mở ra mức lương cao hơn. Và dần dần, tôi mở ra công việc mình nhắm đến.

Insight #3: Hãy nghiên cứu như thể công việc tương lai của bạn sống chết vì nó (vì đúng vậy mà)

Sự thật mất lòng, nhưng điều quan trọng nhất bạn cần làm ở bất cứ lúc nào đó là nghiên cứu và chuẩn bị.

Tại sao vậy? vì bạn sẽ không nhận được offer nếu bạn không có một câu trả lời hay cho những câu hỏi mà họ hỏi bạn.

Người ta sẽ không tin tưởng bạn nếu họ nghĩ bạn không hề chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của họ.

Xuất thân từ Hack Reactor, khuyết điểm của tôi là cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Vì vậy tôi học tập và luyện tập mỗi ngày để bù đắp cho khuyết điểm này.

Tôi dành nhiều ngày liền để học cách sắp xếp thuật toán. Thời gian còn lại, tôi thường tập trung vào cách thức vận hành của Internet.

Khi không hoàn toàn hiểu được một khái niệm nào đó, tôi sẽ dành cả ngày xem video YouTube hoặc tìm kiếm trên Stackoverflow cho đến khi nào tôi hiểu được mới thôi.

Đây là một số tài liệu tôi cho rằng sẽ rất hữu ích với các bạn:

  • InterviewCake: Tài nguyên cấu trúc dữ liệu và thuật toán yêu thích của tôi. Giải pháp sẽ được chia nhỏ thành từng bước một . Một khuyết điểm nhỏ là họ ít khi nào cập nhật những chủ đề mới!
  • HiredInTech’s System Design Section: Hướng dẫn trả lời câu hỏi rất hay về thiết kế hệ thống.
  • Reddit’s How to Prepare for Tech Interviews: Chấm điểm mức độ chuẩn bị, sẵn sàng của bạn.
  • Front End Interview Questions: List câu hỏi front-end dài đọc không hết.
  • Leetcode: Tài nguyên không thể thiếu cho các câu hỏi thuật toán và cấu trúc dữ liệu. Bạn còn có thể lọc kết quả theo công ty, ví dụ như, bạn có thể tìm được các câu hỏi mà Google hay Uber thường hỏi.

Insight #4: Tốt khoe xấu chôn

Chen chân vào ngành công nghiệp này không dễ dàng. Bạn phải thể hiện thật tốt, ngay cả khi chưa chuẩn bị đầy đủ. Để thành công bạn phải trở thành người “chữa cháy” tốt nhất cho bản thân.

Bán thân

Tại Hack Reactor, Chúng tôi được huấn luyện để giấu đi những thiếu sót của mình. Những sai lầm hay sự việc có hại cho bạn, nếu người phỏng vấn không hỏi đến, bạn chả việc gì phải đem ra cả.

Tại sao vậy? Vì nếu bạn không làm như vậy, công ty đó sẽ tự động phân nhóm bạn vào lớp lập trình viên Junior hoặc nhóm “thiếu kinh nghiệm”.

Trong một lần phỏng vấn với startup nọ, cuộc phỏng vấn ngay lập tức xấu đi khi họ nhận ra tôi từng một lần tham gia bootcamp. Công ty lợi dụng điểm này để áp lên tôi và bắt tôi nhận mức offer 60k đô la, mức lương của nhóm junior.

Đến cùng, bạn cần phải làm mọi cách để thuyết phục công ty rằng bạn có thể đảm nhiệm được công việc.

Đồng thời, bạn cũng phải thuyết phục bản thân rằng bạn có thể đảm nhiệm được công việc đó.

Tất nhiên là bạn có thể rồi. Hãy tập trung và tình yêu lập trình của mình. Tập trung vào những gì bạn đã làm ra với React và Node. Tập trung vào cách bạn thể hiện hiểu biết sâu và rộng của mình với JavaScript hay bất cứ ngôn ngữ nào khác bạn đã từng học qua.

Chỉ khi đó, họ mới có thể tin tưởng bạn với công việc quan trọng như vậy.

Nên nhớ: Đây là cuộc hội thoại hai chiều

Cuộc phỏng vấn là cơ hội khám phá điểm chung giữa ứng viên và người tuyển dụng. Nhiệm vụ của bạn là thuyết phục người tuyển dụng thuê mình, đồng thời người tuyển dụng cũng có nhiệm vụ phải thuyết phục bạn đầu nhập.

Đừng xấu hổ khi tận dụng cuộc phỏng vấn làm cơ hội đánh giá cơ hội của mỗi công việc (còn quá bình thường là đằng khác).

Tôi sẽ trò chuyện với bất kỳ công ty nào, dù chỉ với mối quan tâm nhỏ bé nhất.

Trong hành trình kể trên Tôi cần phỏng vấn trực tiếp với bất kỳ công ty nào khắp cả nước đã từng là ý mời tôi. Tôi hỏi đủ thứ câu hỏi, Từ cấu trúc của đội engineer, các công nghệ và công cụ được sử dụng, thách thức của công ty, đến cả cấu trúc hệ thống của công ty đó.

Lời khuyên nhỏ: Trong quá trình phỏng vấn hãy hỏi những câu hỏi sau:

Công ty của anh/chị gần đây vừa đối mặt với thách thức kỹ thuật nào?

Anh/chị thích làm việc tại Công ty X vì điểm nào?

Các phòng ban được cấu trúc ra sao và công việc thường được phân chia như thế nào?

Xem mỗi lần tương tác như một cơ hội tìm hiểu kiến thức mới. Mỗi cuộc nói chuyện giúp tôi cải thiện khả năng trình bày, đặt câu hỏi và tất nhiên là kỹ năng kỹ thuật nữa. Không dừng lại ở đó, những lần thất bại cũng giúp tôi thấy được thiếu sót của mình.

Insight #5: Đây là một cuộc chạy đường dài, chứ không phải chạy nước rút

Cuộc hành trình hiển nhiên không hề dễ dàng. Tôi đã phải cố gắng 6 ngày một tuần trong ba tháng liền, nhưng cũng không hề quên chăm sóc cho bản thân.

Một ngày thường nhật bằng JavaScript

Một số ngày, tôi sẽ học nhóm với bạn bè. Những ngày khác tôi thường tìm quán cafe để học một mình, hoặc quay lại Hack Reactor giao lưu. Và mỗi tuần tôi đều liên lạc với mentor của mình để đảm bảo mình đang đi đúng hướng.

Quá trình “nhảy cóc” này hiển nhiên sẽ vô cùng mệt mỏi và sẽ có những lúc cô đơn; chỉ có ăn, ngủ rồi rèn luyện và lặp lại mãi như vậy.

Tóm lại, những điều bạn cần nhớ là:

  1. Tiếp cận người thật
  2. Bắt đầu nhỏ rồi to dần lên
  3. Hãy nghiên cứu như thể công việc tương lai của bạn sống chết vì nó
  4. Tốt khoe xấu chôn
  5. Đây là một cuộc chạy đường dài, chứ không phải chạy nước rút

Techtalk via medium

0