Những tính năng mới trong ES11 - Javascript nâng cao
ES11 hay còn gọi là ES2020, là phiên bản kế tiép của ES10 và phát hành theo từng năm nên nó được public vào năm 2020. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những tính năng mới nhất cảu ES11 nhé. Lưu ý: Những ví dụ dưới đây được test trên Google Chrome từ phiên bản 79 trở lên nhé. ...
ES11 hay còn gọi là ES2020, là phiên bản kế tiép của ES10 và phát hành theo từng năm nên nó được public vào năm 2020. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những tính năng mới nhất cảu ES11 nhé.
Lưu ý: Những ví dụ dưới đây được test trên Google Chrome từ phiên bản 79 trở lên nhé.
1. Private Class Variables
Trong lập trình hướng đối tượng thì mỗi thuộc tính của lớp sẽ có ba trạng thái thông dụng, đó là private, public và protected. Nhưng vì JS là ngôn ngữ cấp thấp nên nó không hỗ trợ vấn đề này.
Tuy nhiên với ES11 thì đã khác, bạn có thể tạo ra thuộc tính private cho một lớp bất kì bằng cách đặt ký tự thăng (#) đằng trước tên biến.
class Person { #born = 1980 age() { console.log(2020 - this.#born) } } const person1 = new Person() person1.age() // 40 console.log(person1.#born) //Uncaught SyntaxError: Private field '#born' must be declared in an //enclosing class
2. Promise.allSettled
Promises được giới thiệu từ ES6, và nó hỗ trợ hai loại promise combinators, đó là hai phương thức tĩnh Promise.all
và Promise.race
. Nhưng với ES11 thì bạn có thêm phương thức Promise.allSettled
.
Nếu Promise.all
và Promise.race
sẽ dừng lại nếu có bất kì một promise nào bị rejected thì Promise.allSettled
thì khác, nó sẽ chạy tất cả các Promise mặc dù có các promise trước bị reject.
Với Promise.allSettled
chúng ta có thể tạo một promise mới và nó chỉ quay trở lại khi tất cả các promise truyền vào hoàn thành. Vì vậy nó sẽ cho phép chúng ta truy cập vào dữ liệu của tất cả các promise.
const promiseOne = new Promise((resolve, reject) => setTimeout(resolve, 3000)); const promiseTwo = new Promise((resolve, reject) => setTimeout(reject, 3000)); Promise.allSettled([promiseOne, promiseTwo]).then(data => console.log(data)); //(2) [{…}, {…}] //0: {status: "fulfilled", value: undefined} //1: {status: "rejected", reason: undefined}
Bạn có thể thấy, biến data lưu thông tin dữ liệu của cả hai promise.
3. String.prototype.matchAll
Một bổ sung mới cho việc xử lý biểu thức chính quy (Regular Expression). Phương thức match chỉ trả về một kết quả và khong có áp dụng Capture Group, còn matchAll thì có. Bạn có thể xem hai ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.
Sử dụng match:
const regexp = /g(ro)(up(d?))/g; const groups = 'group1group2group3'; groups.match(regexp); //(3) ["group1", "group2", "group3"] //0: "group1" //1: "group2" //2: "group3"
Sử dụng matchAll:
const regexp = /g(ro)(up(d?))/g; const someString = 'group1group2group3'; const array = [...someString.matchAll(regexp)]; array //(3) [Array(4), Array(4), Array(4)] //0: (4) ["group1", "ro", "up1", "1", index: 0, input: //"group1group2group3", groups: undefined] //1: (4) ["group2", "ro", "up2", "2", index: 6, input: //"group1group2group3", groups: undefined] //2: (4) ["group3", "ro", "up3", "3", index: 12, input: //"group1group2group3", groups: undefined] //length: 3
4. Toán tử kiểm tra tồn tại trong Object và Array
Trước đây việc truy cập vào các key của object sẽ bị lỗi nếu key đó không tồn tại, hoặc cách tốt hơn là trước khi truy cập phải kiểm tra key đó có tồn tại hay khong. Nhưng với ES11 thì bạn có thể xử lý đơn giản bằng toán tử ?
.
Hãy cùng xem một ví dụ đơn giản dưới đây.
let car = { engine : { consumption: 10 } }
Để truy cập đến phần tử consumption thì ta sẽ dùng dấu chấm để trỏ đến hai lần như sau:
let consumption = car.engine.consumption
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu thuộc tính engine không tồn tại? Nếu lấy thì sẽ bị lỗi ngay như ví dụ dưới đây.
let car = { } car.engine.consumption; // => Lỗi
Hoặc sử dụng toán tử ba ngôi là ok:
let consumption = car.engine ? car.engine.consumption : undefined
Hoặc có thể kiểm tra bằng lệnh if else:
let car = { } //Check if exists let consumption; if(car.engine && car.engine.consumption){ let consumption = cat.engine.consumption }else{ let consumption = undefined }
Với ES2020 thì bạn có thể xử lý đơn giản bằng một đoạn code như sau:
let car = { } let consumption = car.engine?.consumption console.log(consumption); //undefined
Thậm chí có thể dùng nhiều lần:
let car = null; let consumption = car?.engine?.consumption console.log(consumption);
Và sử dụng với array:
//first element. let car1 = array?.[1];
5. Dynamic Import
Đây là cách import thư viện một cách linh hoạt, ta có thể import một thư viện ở bất kì đâu trong đoạn code, nó giống như hàm include trong PHP.
Giả sử ta có module như sau:
export hello () => console.log("Hello World!");
Và đây là đoạn code chúng ta import thư viện này tĩnh (static import).
import * as greet from './ greetingsModule.js’; greet.hello(); //Hello World!
Cú pháp static import này chúng ta chỉ có thể sử dụng ở vị trí top trên cùng của file.
Nhưng với dynamic import thì khác, bạn có thể load ở đâu cũng được.
... if( 1 === 1){ import(’./greetingsModule.js’).then( (greet) => { greet.hello(); // Hello World! }); } ...
Hoặc sử dụng trong async/await.
... async function load() { let greet = await import(’./greetingsModule.js’); greet.hello(); // Hello! } ...
6. BigInt
BigInt là một đối tượng built-in object mới được ra mắt trong ES11, dùng để biểu diễn các số nguyên lớn hơn 2 ^ (53) –1. Trong Javascript có đối tượng Number rồi, nhưng nó bị giới hạn trong phạm vi quá hẹp, vì vậy BigInt ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.
Hãy xem giới hạn giá trị của Number:
console.log(Number.MAX_SAFE_INTEGER); //9007199254740991 const max = Number.MAX_SAFE_INTEGER; console.log(max +1); //9007199254740992 -> Correct value! console.log(max +10); //9007199254741000 -> Incorrect value! (1001)
Ở ví dụ thứ 3 dữ liệu quá lớn, vì vậy ta có thể giải quyết bằng cách sử dụng BigInt để thay thế.
const myBigNumber = 9007199254740991n; console.log(myBigNumber +1n); //9007199254740992n -> Correct value! console.log(myBigNumber +10n); //9007199254741001n -> Correct value! //Note: console.log(myBigNumber +10); //Error: you cannot mix BigInt and other types, use explicit //conversions. //Correct way: You have to add the letter 'n' on the end of the //number
Trên là một vài tính năng mới trong ES11 mà bạn nên biết. Kể từ ES7 trở đi thì những cập nhật chỉ mang tính bổ sung nhỏ, khác hoàn toàn với ES6 nên rất dễ dàng trong việc nâng cập kiến thức.
Tham khảo https://medium.com/javascript-in-plain-english/new-javascript-features-in-es2020-c2d76acf9c5a