06/04/2021, 14:49

Parallax - Hiệu ứng Parallax là gì? - Hiệu ứng Parallax Scrolling

Chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau. Hôm nay, Zaidap.com sẽ hướng dẫn các bạn tạo một landing page hoàn chỉnh cùng với hiệu ứng parallax. Để tiện cho việc theo dõi chuỗi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược cũng như bố cục cơ bản trang web mà chúng ta hoàn thành sau khi kết thúc series này ...

Chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau. Hôm nay, Zaidap.com sẽ hướng dẫn các bạn tạo một landing page hoàn chỉnh cùng với hiệu ứng parallax. Để tiện cho việc theo dõi chuỗi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược cũng như bố cục cơ bản trang web mà chúng ta hoàn thành sau khi kết thúc series này nhé.

1. Parallax là gì?

Parallax là hiệu ứng mà hình nền của trang web sẽ di chuyển với những tốc độ khác nhau so với các đối tượng khác khi lăn chuột cuộn xuống hoặc lên. Thậm chí, một số trang web còn làm hiện ứng theo cách cuộn ngang.

Lịch sử hình thành hiệu ứng này xuất phát điểm từ giao diện game nhưng trong những năm gần đây nó đã lan rộng và trở thành một xu thế mới trong thiết kế website hiện đại. Xem ví dụ bên dưới

Từ parallax xuất phát thuật ngữ trong thiên văn học, miêu tả sử biểu hiện hướng di chuyển khác nhau khi nhìn chúng với các góc nhìn khác nhau. Trong thế giới kỹ thuật, một lập trình viên có thể tạo ra hiệu ứng này bằng nhiều cách khác nhau.

Để bắt đầu cho một trang web có hiệu ứng parallax, thì chúng ta phải lên ý tưởng từ bố cục cho đến các đổi tượng chuyển động như hình ảnh hoặc đoạn văn bản. Việc định hình nói trên sẽ tạo cho người xem cảm giác khác lạ như rơi vào một không gian đa chiều trong không gian.

2. Ý tưởng chia bố cục cho trang Parallax

Hiện nay, có vô vàng ý tưởng để tạo nên một trang web với hiệu ứng parallax, các bạn có thể dùng từ khóa parallax để tìm kiếm. Nhìn chung, thì đa phần các trang web đó đều có những bố cục chung như sau:

Chuỗi ảnh nền: Ảnh nền chắc chắn sẽ là một đối tượng không thể thiếu trong web với hiệu ứng parallax. Lưu ý bạn có thể sử dụng một ảnh nền với kích thước dài hoặc nhiều ảnh nền để thể hiện những nội dung khác nhau.

div.forest {
  background-image: url("forest.jpg");
}

div.eagle {
  background-image: url("eagle.jpg");
}

div.rhino {
  background-image: url("rhino.jpg");
}

div.owl {
  background-image: url("owl.jpg");
}

div.lion {
  background-image: url("lion.jpg");
}

div.bear {
  background-image: url("bear.jpg");
}

div.back {
  background-image: url("back.jpg");
  justify-content: center;
}

Thanh menu dọc hoặc ngang: với những trang web này thì gần như thành menu trở nên không cần thiết nữa nhưng với việc thêm vào thanh menu và những hiệu ứng chuyển động của nó làm web trở nên bắt mắt.

    <div class="side-menu">
      <ul>
        <li class="forest" onclick="moveToImage('.forest')">Forest</li>
        <li class="eagle" onclick="moveToImage('.eagle')">Eagle</li>
        <li class="rhino" onclick="moveToImage('.rhino')">Rhino</li>
        <li class="owl" onclick="moveToImage('.owl')">Owl</li>
        <li class="lion" onclick="moveToImage('.lion')">Lion</li>
        <li class="bear" onclick="moveToImage('.bear')">Bear</li>
      </ul>
    </div>

Chuỗi nhạc nền: âm thanh là một phần không thể thiếu, bởi vì parallax xuất phát từ game nên việc bổ trợ âm thanh sẽ rất cần thiết. Thường lệ trong trang web chúng ta dùng những âm thanh nhẹ, thanh hoặc dịu dàng để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, cũng như kết hợp với với hiệu ứng cuộn.

<audio src=".forest.mp3" controls autoplay>
      <p>If you are reading this, it is
       because your browser does not support the audio element.</p>
</audio>

Các đối tượng cuyển động: ảnh động hoặc ảnh vector sẽ được dùng nhiều với những ưu điểm riêng vì có thể thao tác thay đổi màu sắc cũng như những chuyển động phức tạp mà ảnh thường không làm được.

<div class="shape">
  <img src="eagle.svg">
  <img src="rhino.svg">
  <img src="owl.svg">
  <img src="lion.svg">
  <img src="bear.svg">
</div>

Trang mở đầu và kết thúc: Tùy từng nội dung mà sẽ khai thác trang mở đầu và kết thúc. Trong loạt bài viết này, Zaidap.com cũng sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện các trang đó.

<div class="forest"></div>
<div class="back">
  <div onclick="goHome()">
    <span><i class="fa fa-hand-pointer-o" aria-hidden="true"></i></span>
  </div>
</div>

Trong loạt bài viết này, Zaidap.com sẽ lần lượt hướng dẫn các bạn từng bước cụ thể trong danh sách trên để tạo ra một trang parallax hoàn chỉnh.

3. Lời kết

Như vậy là đã xong phần tìm hiểu và cách thức bố cục của trang web với hiệu ứng parallax, cũng qua đây các bạn đã hiểu hiệu ứng parallax là gì rồi phải không nào. Các bạn hãy xem tiếp bài học tiếp theo nhé. 

DEMO

Chuyên đề học lập trình web: Học phần HTML / CSS

Đây là chương thứ nhất trong chuyên đề tự học lập trình web với PHP. Trong chương này chúng ta sẽ học HTML và CSS trước.

Các bạn hãy sub kênh để ủng hộ mình nhé. Link chuyên đê tại đây.

0