Phân quyền User trong WordPress
Ở một website động nào cũng có user ít nhất là admin quản lý web, blog. WordPress cũng thế, trong đây hỗ trợ cho bạn các cấp độ quyền hạn user khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cấp cho user ở cấp độ nhất định. Bạn là một dân viết blog, nếu blog bạn phát triển có người muốn làm cộng ...
Ở một website động nào cũng có user ít nhất là admin quản lý web, blog. WordPress cũng thế, trong đây hỗ trợ cho bạn các cấp độ quyền hạn user khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cấp cho user ở cấp độ nhất định.
Bạn là một dân viết blog, nếu blog bạn phát triển có người muốn làm cộng tác viên viết bài với bạn hiển nhiên là không thể cấp cho họ quyền admin tương đương với mình vì họ có thể cấu hình lại hệ thống blog của bạn, vậy bạn cần tìm hiểu các cấp độ và quyền hạn của user trong wordpress để có sự lựa chọn đúng đắn trong trường hợp này.
Trong phân quyền trong wordpress bao gồm năm cấp độ user là: administrator, editor, author, contributor, subscriber ở mỗi cấp độ có một phạm vi tác động đến blog wordpress khác nhau, user cấp độ trên sẽ có tất cả các quyền của user cấp độ dưới và hiển nhiên cấp độ trên bạn hạn chế quyền nào thì cấp ở dưới cũng thế.
Phân quyền trong WordPress1. Administrator: Có sức ảnh hưởng cao nhất, tác động đến toàn bộ hệ thống và can thiệp vào hoạt động của các user khác, có quyền tạo user, cài đặt kích hoạt plugin, cấu hình toàn bộ trang web WordPress.
2. Editor: Chỉ dưới quyền admin, được phép sửa các bài viết trên blog wordpress, có thể kiểm duyệt bài viết, cho phép public bài viết, update mục links … Tuy nhiên không có quyền cấu hình hệ thống, không tạo đươc người dùng mới và không chỉnh sửa thông User khác.
3. Author: Có thể soạn bài, đăng bài, edit bài của chính mình và quản lý comment thuộc phạm vi bài viết của mình public.
4.Contributor: Cộng tác viên, user có thể viết bài góp ý tuy nhiên k được public phải chờ xét duyệt, cấp độ này hay được tạo cho các bạn mới thử viết blog.
5. Subscriber: Cấp độ này có quyền gần như khách truy cập, không thể đăng bài, chỉ có comment khi đăng nhập vào hệ thống và chỉnh sửa thông tin của chính mình, thường cấp độ này sẽ được cấp sau khi đăng kí.
Kết luận: Bài viết về vấn đề đơn giản tuy nhiên ở một số trường hợp thì nó rất quan trọng. Nếu vô tình không hỉu rõ cấp quyền user “vu vơ” thì hư bột hư đường hết có khi phải ôm hận. hehe… Chúc mọi người thành công!
Phân quyền User trong WordPress,