SEO là gì? Nên học SEO ở đâu?
SEO là gì? – SEO (Viết tắt từ Search Engine Optimization) là các giải pháp thiết kế và tối ưu thông tin để giúp Website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) kết hợp với các phương pháp Marketing Online giúp nâng cao thứ hạng kết quả tìm kiếm trên các cỗ máy tìm kiếm như ...
SEO là gì? – SEO (Viết tắt từ Search Engine Optimization) là các giải pháp thiết kế và tối ưu thông tin để giúp Website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) kết hợp với các phương pháp Marketing Online giúp nâng cao thứ hạng kết quả tìm kiếm trên các cỗ máy tìm kiếm như Google, Youtbe, Facebook…..
Hiện nay SEO trên Google được đặc biệt quan trọng vì có lượng người dùng tìm kiếm lớn nhất thế giới. Hãy tìm hiểu SEO trên Google tại đây:
Lời mở đầu
Khi tôi viết bài viết này thì trên trang 1 kết quả tìm kiếm Google đã có “Khoảng 1.890.000 kết quả” với từ khóa tìm kiếm Seo la gi không dấu và có “Khoảng 559.000 kết quả” với từ khóa SEO là gì có dấu. Xem hình minh họa dưới đây
| Như vậy bạn có thể thấy sự chênh lệch kết quả giữa kết quả tìm kiếm không dấu , có dấu trên trang Google và đó chính là SEO!
Định nghĩa SEO
SEO là chữ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (dịch theo nghĩa tiếng Việt là Tối ưu hóa máy tìm kiếm). Công việc SEO nghĩa là phân tích phương thức hoạt động và các thuật toán của máy tìm kiếm và sử dụng một số thủ thuật đơn giản hoặc phức tạp để cải thiện thứ hạng của website trên một số từ khóa nhất định.
Tìm hiểu về SEO Keyword
SEO Keyword hay còn gọi là SEO từ khóa là hình thức SEO phổ biến nhất hiện nay bằng mọi Phương pháp SEO các chuyên gia SEO đều mong muốn từ khóa của mình xuất hiện trên TOP 1 Google. Khi làm SEO thì các SEOer thường chia SEO KeyWord thành 2 thành phần cơ bản:
- SEO có dấu hay còn gọi là SEO từ khóa Tiếng Việt có dấu.
- SEO không dấu hay còn gọi là SEO từ khóa Tiếng Việt không dấu.
Mặc dù theo ý hiểu của người Việt Nam thì 2 từ khóa có dấu và không có dấu như nhau nhưng cỗ máy tìm kiếm Google lại đánh giá thứ hạng chúng khác nhau tùy thuộc vào việc thực hiện SEO nó như thế nào. Trong phần 3 của bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu thêm các loại SEO cơ bản hiện nay và ý nghĩa của chúng.
Tìm hiểu các loại SEO
-
SEO Text – SEO văn bản
Là hình thức SEO phổ biến nhất theo đó khi các SEOer, Công ty SEO, Dịch vụ SEO… thực hiện chiến dịch SEO để xuất hiện ở vị trí Top 1,3,5,10,20,…đến Top 100. Tại sao đây lại là hình thức SEO phổ biến nhất vì như bạn thấy trên Hình 1. phía trên Tab Web được hiển thị mặc định khi người dùng truy cập vào Google Search từ khóa mong muốn. Nên đây luôn là vị trí HOT nhất và nóng nhất trong Thế giới SEO, vì thường người dùng sẽ xem các kết quả trong trang đầu chứ ít khi xem trong các trang sau. Để SEO website của bạn lên trang 1 Google hãy xem bài viết Hướng dẫn học SEO bạn nhé.
-
SEO Ảnh – Image SEO
SEO ảnh là hình thức khi người dùng Search trên Google với từ khóa mong muốn và chọn TAB hình ảnh như hình 2. Để SEO lên top đầu bạn cần thực hiện SEO bài viết 1 lên TOP 10 hoặc TOP 20… Để tìm hiểu cách làm SEO bạn hãy tìm hiểu bài viết Hướng dẫn SEO ảnh.
-
SEO Video/Clip
SEO Video là hình thức SEO trực tiếp Video trên Website hoặc dán tiếp trên các kênh mạng xã hội như Youtube. Kết quả tìm kiếm Video có thể xuất hiện trên TAB Web hoặc Video trang Google như hình 3. Để làm SEO Video bạn hãy tìm hiểu trong bài viết hướng dẫn SEO Video.
-
SEO Map – SEO theo Local/địa điểm
SEO Map là hình thức SEO từ năm 2003,2004 trở lại đây được rất nhiều SEOer thực hiện chúng sẽ giúp người dùng tìm kiếm địa điểm thông qua Google Map hoặc để tạo hình ảnh chuyên nghiệp trên với Google Map theo từ khóa.
-
SEO Tin tức – Báo trí (Google News)
SEO web báo trí là hình thức SEO giúp bạn có thể lên TOP và đặt ở vị trí trang trọng trên trang nhất của kết quả Tìm kiếm. Để tìm hiểu về loại hình SEO này bạn hãy xem bài viết của tác giả Tiến Anh “Cách SEO web lên Google News sánh ngang báo lớn“.
-
SEO App Mobile – Ứng dụng (mới)
Là hình thức SEO đưa các App Mobile lên kết quả tìm kiếm Google, theo đó khi người dùng tìm trên Google sẽ hiển thị ứng dụng trên kết quả tìm kiếm như hình minh họa dưới đây. Xem chi tiết tại đây
-
Và một số hình thức SEO khác
Một số hình thức SEO khác ít được quan tâm nhưng bạn không nên bỏ qua như: Seo Bing, Seo Yahoo, SEO Facebook, SEO Cốc Cốc…
Các cỗ máy tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Vì có thể bạn chưa biết về lập trình Web, Server hay Hosting nên bạn không hiểu cơ chế hoạt động của Cỗ mãy tìm kiếm vì vậy bạn nên tìm hiểu thông tin về nó để biết mình phải làm gì khi làm SEO.
Google, Yahoo, Binh… hay các cỗ máy tìm kiếm lập trình ra các ứng dụng “robot” (hay còn gọi là bot, spider..v.v.. hiện nay chúng có cái tên khá nổi tiếng “con bọ“) có nhiệm vụ là đi “lùng sục” các website theo nhiều cách khác nhau để tiến hành thu thập dữ liệu. Bạn phải biết rằng các con bọ chúng không thể tự đi thu thập nội dung và mà được lập trình theo các hướng nhất định trong đó hướng lùng theo nhà cung cấp dịch vụ Hosting & Tên miền là hướng chủ đạo. Nếu bạn vừa xây dựng Website chưa giới thiệu bất kỳ kênh nào nhưng vẫn thấy xuất hiện trên Google vì đơn giản con bọ đã thông qua nhà cung cấp Hosting qua các dải IP để lấy thông tin Website của bạn.
Các trình tự đó bao gồm thu thập dữ liệu (crawling) thông qua nội dung HTML của website theo thứ tự từ trên xuống dưới để xem tất cả những nội dung gì mà website đang có. Các bot tìm kiếm có thể tiếp tục crawl từ trang này đến trang khác thông qua các liên kết (có thể gọi là Sơ đồ liên kết). Nghĩa là nếu như website của bạn được liên kết chặt chẽ với nhau thì bot tìm kiếm sẽ crawl được nhiều trang hơn vì chúng có mặt trên website chỉ trong một thời gian nhất định. Ngược lại, vì bot không phải là người thật nên chúng chỉ đọc được các nội dung thông qua văn bản thông thường, hoàn toàn không thể xem flash hay ajax hoặc các thư mục được bảo mật. Giống như bạn mở trình duyệt Chrome gõ phím tắt Ctrl+U sẽ lấy toàn bộ Source đó để phân tích. Điều này có nghĩa là nếu con bọ không thể thu thập những trang nào mà không có liên kết tới thì các trang đó sẽ không thể xuất hiện trên trang tìm kiếm của nó (Google, Yahoo, Bing…v.v..) vì vậy bạn phải tạo Sitemap cho Website để chúng thu thập đủ các link.
Sau khi các bot tìm kiếm thu thập được những dữ liệu cần thiết, bước kế tiếp của nó là tiến hành lập chỉ mục (indexing) các trang của website. Tức là lưu thông tin liên kết, title, mô tả ngắn,… và cho hiển thị trên kết quả tìm kiếm khi người dùng Search. Và vị trí của nó thì phụ thuộc vào các thuật toán đánh giá (Ranking). Các con bọ tìm kiếm sẽ dựa vào một vài yếu tố nhất định để xem có nên đưa một liên kết nào đó lên trang kết quả của máy tìm kiếm (Search Engine Results Page – SERP) hay không. Chính vì vậy khi bạn tìm hiểu SEO và làm SEO thì phải tối ưu mọi thứ làm sao dễ dàng nhất với con Bọ thu thập và chất lượng với các tiêu chí đánh giá của chúng.
Mỗi cỗ máy tìm kiếm đều có những thuật toán khác nhau nên vị trí Website tương ứng với từ khóa trên mỗi kênh là khác nhau.
- Google: Kết quả tìm kiếm dựa trên page rank, tuổi đời Domain, chất lượng content…
- Yahoo, Bing, Cốc Cốc…: Đa phần dựa vào Meta Keyword còn các thuật toán thì không nhiều.
Các thuật toán liên tục thay đổi + càng nhiều website được SEO thì thứ hạng và độ cạnh tranh càng khốc liệt vì vậy nghề SEO thực sự rất bấp bênh và khó khăn vì giữa ranh giới đúng sai không có sự đo lường chuẩn xác 100%.
Lợi ích của SEO
Lợi ích có thể thấy rõ của SEO là chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả lâu dài cụ thể nếu bạn làm quảng cáo CPC, CPM, AdWord… chi phí đầu tư lớn quay vòng vốn nhanh nhưng không phải ai cũng làm tốt và có vốn đủ lớn. Còn SEO thì bất kỳ ai dù biết hay chưa biết, ít tiền hay nhiều tiền đều có thể triển khai ở bất kỳ hông gian và thời gian nào miễn là có Internet. Cụ thể
Tiết kiệm chi phí
Như các bạn đều biết thì Google có một dịch vụ hiển thị quảng cáo ở trang đầu trong kết quả tìm kiếm mà chúng ta phải trả tiền cho mỗi lượt click vào (Pay Per Click – PPC) có tên là Google Adword. Đây có thể là một dịch vụ rất tốt để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho website nhưng hãy làm phép tính đơn giản sau đây:
Bạn đặt 1$ cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo, trong một ngày bạn có được 200 lượt nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn phải trả với số tiền 200$. Tức là mỗi tháng bạn sẽ phải mất 6.000$ và 72.000$ mỗi năm cho chi phí quảng cáo bằng công cụ này. Khủng chưa!!!!
Sự thật là chi phí trả quảng cáo như thế này có thể là khoảng vài cent cho một lượt nhấp chuột, nhưng giá trung bình của nó thông thường là 1$ và nếu bạn mua các từ khóa có sự cạnh tranh cao hơn thì bạn phải trả thêm tiền. Đó chưa kể là nếu mỗi ngày có 200 lượt nhấp chuột vào website thì chắc gì bạn đã thu lợi được 250$ hay 300$?
Vì vậy, nếu như bạn muốn hiển thị website ở trên đầu trong trang kết quả tìm kiếm mà không mất quá nhiều chi phí đó là sử dụng các dịch vụ SEO hoặc bạn tự SEO nếu có khả năng. Đó được hiểu là một cách đầu tư dài hạn và bạn sẽ không phải mất tiền mỗi ngày như sử dụng hình thức quảng cáo PPC của Google Adword.
Có lợi ích & khách hàng lâu bền hơn
Quảng cáo SEM: CPC, CPM, Adword… thì thường khách hàng click vào xem xong rồi thôi nhưng với SEO thì lại khác tỉ lệ khách hàng quay lại cao hơn gấp 3-5 lần so với SEM mà bạn không phải bỏ bất kỳ chi phí nào.
SEO Mũ Trắng và SEO Mũ Đen là gì?
Trong lĩnh vực SEO có 3 đối tượng bạn cần biết:
- SEO mũ trắng White Hat SEO : Là loại hình SEO lành mạnh không SPAM, không đi sao chép Content, không kiếm visit bẩn…
- SEO mũ đen Black Hat SEO : Là hình thức SEO ngược lại hoàn toàn so với hình thức SEO mũ trắng
- Và vừa SEO mũ trắng vừa mũ đen: là hình thức biến tướng sử dụng kết hợp song hành cả mũ trắng và mũ đen để đạt hiệu quả trong thời gian nhanh nhất. Nhưng nó cũng giống SEO mũ đen như con dao hai lưỡi sẽ giết chết thứ hạng của bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn vô tình hay hữu ý làm sai.
Quy trình tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)
Ảnh. Quy trình tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)
Ảnh minh họa trên có thể đã cho bạn thấy một sơ đồ tổng hợp về quy trình tối ưu hóa tìm kiếm, nhưng để giúp bạn hiểu hơn về Quy trình này bạn có thể xem một mô hình rất thành công của Thachpham.com:
Giai đoạn 1. Phân tích từ khóa (Keyword Analysis)
Có nhiều người hỏi tại sao lại cần phải phân tích từ khóa trước khi SEO. Câu trả lời đơn giản dành cho bạn là chúng ta cần nên biết sẽ đưa website lên top kết quả tìm kiếm bằng từ khóa nào và các từ khóa đó có thật sự mang lại lợi ích cho chúng ta hay không, nghĩa là có nhiều người tìm kiếm nó hay không.
Giai đoạn 2. Phát triển nội dung
Một website không thể nào SEO tốt hoặc đúng chuẩn nếu không có nội dung chất lượng, bởi vì mục đích của SEO chính là tối ưu website/nội dung cho thân thiện với bot tìm kiếm để nó đánh giá bài mình tốt hơn mà có được thứ hạng cao nhất.
Giai đoạn 3. SEO On-Page
Sau khi đã có những từ khóa quan trọng thông qua quy trình phân tích, những người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa nội dung trên website để trở nên thân thiện với bot tìm kiếm trong việc thu thập dữ liệu (crawling) và đánh chỉ mục (indexing) thông qua các công việc như tối ưu hóa cấu trúc URL, tối ưu hóa thẻ title, sử dụng thẻ heading (h1, h2, h3..v.v..) hợp lý, tối ưu hóa thẻ meta descriptions, sử dụng một mật độ từ khóa nhất định vào nội dung, tạo sitemap..v.v..
Giai đoạn 4. SEO Off-Page
Đúng như với tên gọi của nó, quy trình SEO này sẽ không tối ưu hóa trực tiếp lên website mà là cải thiện thứ hạng của website bằng các liên kết trỏ về website của mình (backlinks). Nghĩa là nếu như website bạn có càng nhiều backlinks thì thứ hạng website càng cao hơn, đồng thời Page Rank cũng sẽ được cải thiện.
Nhưng có một điều mà bạn cần nên biết đó là không phải backlink nào cũng có chất lượng. Các backlinks trỏ về từ các website đang bị Google phạt, hay các backlinks mang thuộc tính nofollow hầu như không có giá trị cải thiện thứ hạng. Các backlink có chất lượng là những backlink mang thuộc tính dofollow và được xuất hiện trên những trang web lớn, uy tín và đặc biệt là các website chuyên về mảng giáo dục và báo trí. Ngoài ra còn có một số danh mục website có thể mang lại các backlink chất lượng cao như Dmoz hay Yahoo Directory.
Một số thuật ngữ SEO quan trọng
Nếu bạn đang học SEO hoặc mới học SEO theo mình bạn cần tìm hiểu thật kỹ các thuật ngữ SEO bởi đây là yếu tố giúp bạn hiểu rõ hơn về các bài hướng dẫn. Do trong các bài sẽ có rất nhiều thuật ngữ mới lạ mà bạn chưa biết. Mình thường tìm hiểu các Thuật ngữ SEO trên Website SEO.FAQ.edu.vn vì nó rất rõ ràng và dễ hiểu.
Video hướng dẫn?
Kết luận
Bài viết này mình muốn giải thích mọi thắc mắc cho bạn đọc đã từng hỏi mình mà không thể trả lời đầy đủ như:
- seo la gi
- nhan vien seo la gi
- seo la gi wiki
- lam seo la gi
- nghề seo là gì
- nhân viên seo là gì
- seo là công việc gì
- dịch vụ seo là gì
Nếu bạn chưa biết gì về SEO hoặc bạn chưa biết làm SEO bắt đầu từ đâu hãy tìm hiểu ngay khóa học SEO cầm tay chỉ việc trong chương trình:
Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc
Ảnh. SEO là gì? Giới thiệu định nghĩa đầy đủ về SEO
Bài viết mới:
- WordPress là gì?
- Cách SEO website/blog WordPress toàn tập