Tầm quan trọng của việc Tester giao tiếp với Developer
Tầm quan trọng của việc Tester giao tiếp với Developer là như thế nào? Để bắt đầu thảo luận về topic này, tôi muốn lấy một ví dụ thực tế: Một người chồng và một người vợ sống trong cùng một ngôi nhà, không giao tiếp với nhau hoặc giả sử không có bất kỳ vấn đề gì để giao tiếp giữa họ. Họ chỉ ...
Tầm quan trọng của việc Tester giao tiếp với Developer là như thế nào?
Để bắt đầu thảo luận về topic này, tôi muốn lấy một ví dụ thực tế:
Một người chồng và một người vợ sống trong cùng một ngôi nhà, không giao tiếp với nhau hoặc giả sử không có bất kỳ vấn đề gì để giao tiếp giữa họ. Họ chỉ nhắn tin cho nhau nếu có điều quan trọng cần được quan tâm. Mặt khác cả hai đều bận rộn với cuộc sống của họ và không làm phiền/quan tâm nhiều đến nhau. Chuyện gì sẽ sảy ra nếu nó cứ tiếp diễn trong nhiều ngày? Sự thất vọng tăng lên, sự kích thích nhân lên, sự tức giận và sau đó là một cuộc cãi vã xảy ra. một mối quan hệ chỉ tốt nếu có sự giao tiếp thường xuyên, ít có tranh cãi, có nhiều sự đồng tình và các lễ kỷ niệm cùng nhau.
Bây giờ, hãy so sánh tình huống trên với vòng đời của một dự án phần mềm.
Mối quan hệ giữa developer và tester cũng tương tự như vậy, họ là người làm nên thành công cho một dự án. Không có một dự án nào trên thế giới này đã thành công bởi các công cụ, ngân sách, code và cơ sở hạ tấng. Chỉ có con người mới làm nên những dự án thành công. Để làm cho một dự án thành công thì cần sự nỗ lực của cả một team chứ không phải của một cá nhân.
Tại sao tester và developer nên trao đổi với nhau và làm việc như một team? Trước tiên, chúng ta hãy đề cập đến những lợi ích của việc developer và tester làm việc như một team:
1. Bởi vì mặc định dự án là thành công: Khi một dự án không nhìn thấy đội phát triển và đội kiểm thử thường xuyên tranh luận về những vấn đề nhỏ nhặt và đề cao cái tôi của bản thân, thì dự án đó được đảm bảo sẽ thành công. Hầu hết thời gian, đội kiểm thử và đội phát triển thực hiện chơi các trò chơi được phân công. Vâng, nó là sự phân công bug. Hầu hết mọi người đều muốn thấy vấn đề là từ phía bên kia. Nếu mọi người hiểu rằng cuối cùng vấn đề là nằm trong phạm vi của dự án và cố gằng cùng nhau giải quyết thì tất cả các vấn khác có thể được quan tâm.
2. Sự tiến bộ của bản thân: Mọi người đều tiến bộ bởi vì đó là một cuộc cạnh tranh lành mạnh và không có những cuộc chiến ngầm. Các ý tưởng được chia sẻ và các đề xuất được chấp nhận để mọi người đều có cơ hội tiến bộ.
3. Sự tiến bộ của team: Cuối cùng một team trở nên mạnh mẽ hơn và có đủ khả năng thực hiện công việc hơn nhờ có các thành viên trong team hiểu nhau, tôn trọng công việc của nhau.
4. Học hỏi cho tương lai: Sau khi thực hiện một dự án thành công, tất cả mọi người đều tích luỹ cho mình được những kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó các dự án trong tương lại cho team sẽ trở nên thành công và trơn tru hơn.
OK, bây giờ chúng ta đã biết được những lợi ích của việc developer và tester làm việc cùng nhau, nhưng làm thế nào để thực hiện nó?
Tester và developer: trao đổi là chìa khoá Ý tưởng để làm việc cùng nhau:
1. Loại bỏ cái tôi ra khỏi công việc: Dù cố ý hay vô tình, chúng ta mang một cái tôi với chính mình khi làm việc. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta làm việc tốt nhất nhưng điều đó không có nghĩa là những người khác thì không. Nếu một developer nghĩ rằng bất kỳ lỗi nào được report cho một module họ phát triển là kém cỏi, tầm thường, một ý tưởng của việc trả thù hay sự nỗ lực để sách nhiễu thì có nghĩa là đang để vấn đề cái tôi lên trên vấn đề của bug. Nếu người kiểm thử nghĩ rằng lỗi mà anh ta report đã bị reject vì developer muốn gây sự, vì developer không thích giải quyết bug, vì developer nghĩ rằng tester không hiểu rõ spec hoặc họ nghĩ rằng họ là developer và những gì họ làm là tốt nhất...từ đó các ý tưởng kiểm thử sẽ và số lượng bug tìm thấy sẽ đều giảm đi.
Bằng cách thể hiện và thực hiện cái tôi của bản thân, chúng ta đang cố gắng làm giảm đi sự phát triển của bản thân và những người khác trong công việc.
Vì vậy, nếu có thể đừng nghĩ rằng bạn là một tester, trước tiên bạn hãy nghĩ rằng bạn là một thành viên trong team và đang làm việc một cách chăm chỉ để mọi thứ là đúng. Đừng bị tổn thương khi bug bị reject nhưng hãy cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau nó. Đừng dừng lại sau khi biết thời gian estimate cho việc kiểm thử đã hoàn thành. Đứng đánh giá thấp bản thân bằng cách chấp nhận sự phát triển đó là một công việc tuyệt vời và cuối cùng đừng quá tự tin bằng cách giả bộ rằng bạn là một super bởi vì bạn đang tìm kiếm những vấn đề từ công việc của người khác.
2. Hãy thực tế: Là một tester, thời điểm đau đớn nhất phải đối mặt là bug mà bạn report bị reject. Hãy thực tế, cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau việc bị gạt bỏ, cố gắng để hiểu những gì bạn đã hiểu sai hoặc phỏng đoán, cố gắng thuyết phục developer hoặc người quản lý dự án nếu bạn nghĩ rằng những kịch bản bạn đưa ra là chính xác và cố gắng để tiếp tục.
3. Ưu tiên dự án: Luôn nhìn vào bức tranh lớn hơn và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho phù hợp. Dự án quan trọng hơn lỗi hoặc cá nhân. Để lại đằng sau cái tôi của bản thân và đi bàn bạc với developer, thảo luận, chia sẻ, hiểu và làm việc cho phù hợp.
4. Kiên nhẫn: Mọi thứ không thay đổi sau một đêm vì vậy hãy kiên nhẫn và làm tốt công việc của mình. Đừng từ bỏ động lực nếu bị ai đó nhận xét tiêu cực hoặc bị developer không lưu tâm đến bug/đề xuất của bạn trong một khoảng thời gian.
5. Chia sẻ ý tưởng nhưng không nhấn mạnh vào việc thực hiện: Việc trao đổi thường xuyên giữa developer và team kiểm thử giúp tạo thêm nhiều ý tưởng hơn cho mỗi bên. Developer có thể đề xuất làm thế nào để kiểm thử một module cụ thể tốt hơn và cùng lúc tester có thể đưa ra ý tưởng làm thế nào để khắc phục khiếm khuyết. Mở lòng mình cho những đề xuất mới và chia sẻ những ý tưởng.
6. Chấp nhận rằng con người có thể bị nhầm lẫn: Sau khi tìm ra lỗi nghiêm trọng, đừng lấy đó làm niềm vui trước developer. Cần hiểu rằng, cách mà một tester làm việc theo thời gian và ngân sách thì cũng tương tự nhu developer. Không ai có thể tạo ra một phần mềm mà không có lỗi nếu như vậy thì tester sẽ không còn tồn tại. Vì vậy, hãy hiểu vai trò của bạn và giúp khắc phục các vấn đề hơn là vui vẻ khi thấy chúng.
7. Hiểu được nhiều team luôn làm việc tốt hơn một team: Một team kiểm thử bị tách ra khỏi các team phát triển khác thì không thể hiệu quả được. Khị một tester điều chỉnh bản thân với developer và phát triển mối quan hệ lẫn nhau, một môi trường tốt đẹp của team đã được tạo ra và khi tất cả developer và tester làm việc cùng nhau, đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi.
8. Agile kết hợp với kiểm thử: Ưu tiên phương pháp nhanh nhẹn, làm việc cùng nhau, kiểm tra chéo, làm việc với developer, thảo luận và họp thường xuyên, tài liệu ít hơn, tầm quan trọng như nhau và tôn trọng công việc của mọi người.
Kết luận: Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người quét dọn, bạn sẽ luôn luôn là một người quét dọn. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn đang cố gắng để làm cho thế giới tốt hơn và sạch sẽ hơn, học tập những bác lao công thu gom rác và nỗ lực làm mọi thứ một cách có chiến lược, thế giới chắc chắn sẽ tốt hơn.
Nguồn: http://www.softwaretestinghelp.com/tester-and-developer-communication/