12/08/2018, 14:44

[Training] Học Java từ những điều cơ bản

"Trên đời này không có ông thầy nào dạy được hết kiến thức mà mình muốn cho mình cả ngoài sự nỗ lực tự học của chính bản thân bạn. Hãy cố gắng code những function cơ bản nhất, những dòng code cơ bản nhất Sau đó nhìn lại xem bạn đã chắc chắn mình đã code nó tốt nhất chưa? Xem còn gì có thể tối ưu ...

"Trên đời này không có ông thầy nào dạy được hết kiến thức mà mình muốn cho mình cả ngoài sự nỗ lực tự học của chính bản thân bạn. Hãy cố gắng code những function cơ bản nhất, những dòng code cơ bản nhất Sau đó nhìn lại xem bạn đã chắc chắn mình đã code nó tốt nhất chưa? Xem còn gì có thể tối ưu được không, nó đã đủ ngắn và performance ngon nhất chưa?"

Đó là cách tôi tự học java từ những ngày đầu chuyển qua lĩnh vực IT này và vẫn còn giữ cho đến tận giờ. Có thể điều này không đúng với các bro khác nhưng ít nhất là nó sẽ đúng với các bạn mới học một ngôn ngữ lập trình, hoặc một ngành bất kỳ nào đó đòi hỏi ít bở sự năng khiếu. Và với cá nhân tôi thì điều này luôn đúng, nên hôm nay tôi xin phép chia sẻ đồng quan điểm từ một tác giả nước ngoài

I. Mở đầu

Trong lĩnh vực lập trình phần mềm thì quan trọng hơn cả việc chăm chăm viết code chính là chất lượng từ những dòng code mà bạn viết ra. Chất lượng ở đây có nghĩa là nó tuân theo 1 chuẩn làm cho nó trở nên dễ đọc (dễ hiểu) và phát sinh ít bug nhất có thể. Và trong bài viết này chúng tôi đưa ra một vài ví dụ để các bạn lập trình viên Java có thể tham khảo. Dưới đây là những bài thực hành giúp bạn có thể viết đưọc một đoạn code chất lượng.

II. Code chất lượng

1. Khai báo biến và hằng số

Với những biến và hằng số được khai báo khi viết code thì các bạn nên dựa theo những điểm dưới đây:

  • Đặt tên biến theo chuẩn quy định, có ý nghĩa. ví dụ
String studentName;
  • Sử dụng hằng số khi nó đưọc sử dụng ở nhiều nơi (nếu dùng lại 2+ lần thì nên tạo hằng)
  • Cung cấp phạm vi truy cập cho các biến (private, protected, public)
  • Các biến thì nên khởi tạo có giá trị

2. Định nghĩa Class và method

  • Nên có mô tả cho từng class và method (chúng làm chức năng gì, dùng như thế nào, trong trường hợp ra sao)
  • Nên khởi tạo constructor cho class (nhiều bạn thường khai báo class mà chẳng có constructor nào cả)
  • Kiểm tra mỗi biến trước khi sử dụng chúng (rất nhiều ứng dụng crash vì 1 vài lỗi sơ đẳng như NullPoiterException, hay giá trị không hợp lệ...)
public void myMethod(String s) {
    If(s!=null){
        // do stuff
    }
  • Nên tạo thư viện hoặc các method để dùng lại các class, method tránh việc trùng lặp nhiều lần (sau này nếu bạn sửa 1 chỗ thì nó sẽ được update đến tất cả các nơi dùng nó)

3. Các phép toán, phép so sánh

  • Luôn sử dụng dấu {} trong các biểu thức để thể hiện sự rõ ràng giữa các khổi code (code block)
if(a == b){
    return;
}
//do something

hơn là

if(a==b) return;

với những đoạn code hoặc phép so sánh dài thì nhiều khi gây khó hiểu, nhầm lẫn khi review code.

  • Luôn kiểm tra thứ tự ưu tiên của các phép toán hơn là 1 biểu thức
  • Kiểm tra xem liệu rằng có phép toán nhị phân AND(&) / OR(|) được sử dụng đúng thay vì phép toán logic AND(&&) / logical OR(||) hay không

4. Kiểm tra luồng chạy

  • Luôn khởi tạo case default nếu bạn dùng switch/case và nhớ đặt break cho các khổi code nhé nếu không thì thật là tai hại, thiếu 1 dấu break đổi khi gây hỏng logic của cả sản phẩm. Cá nhân tôi thì thích dùng if/else hơn             </div>
            
            <div class=
0