Vai trò của Marketing Owner trong dự án
Sự khác nhau giữa Product owner và Marketing owner là gì? Trong việc phát triển sprint trong marketing có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều vai trò phát sinh khi mà thiết lập các mức độ ưu tiên cho markting sprint. Ai sẽ là người đảm nhận những vai trò này. Hãy tạm gọi họ là Marketing Owner, để ...
Sự khác nhau giữa Product owner và Marketing owner là gì? Trong việc phát triển sprint trong marketing có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều vai trò phát sinh khi mà thiết lập các mức độ ưu tiên cho markting sprint. Ai sẽ là người đảm nhận những vai trò này. Hãy tạm gọi họ là Marketing Owner, để phân biêt họ với Product Owner.
Vai trò trách nhiệm của Marketing Owner: 1. Tầm nhìn(The Vision)
Như Product Owner thì chịu trách nhiệm cho tầm nhìn của sản phẩm, Marketing Owner cần có một tầm nhìn rõ ràng về làm như thế nào để sản phẩm được tiếp thị, được bán ra thị trường. Điều này nên bao gồm cả tầm nhìn dài hạn cho hàng quý và cho hàng năm.
Marketing Vision
Tầm nhìn marketing dài hạn nên bao gồm ít nhất là các mục:
- Bạn đang bán cho ai? phân khúc thị trường nào, cũng như những người trong tổ chức là ai. Trường hợp lý tưởng nhất là bạn có personas mô tả cho mỗi vai trò trong quá trình mua hàng và cho từng phân khúc thị trường.
- **Bạn đang giải quyết vấn đề gì?**Những vấn đề gì mà khách hàng đang gặp phải và cần bạn giải quyết ? Những yêu cầu nào họ mong muốn mà bạn có thể giúp họ đạt được? Ý nghĩa của việc giải quyết những vấn đề này và thực hiện nguyện vọng của họ là gì?
- Brand Promise là gì? Đây nên là một câu hỏi nhằm biết chính xác những bạn cần làm gì cho khách hàng.
- Hỗ trợ tin nhắn- Những thông điệp và điểm chứng minh nào khiến lời hứa thương hiệu đáng tin cậy?
- Cá tính thương hiệu - Thương hiệu của bạn đẳng cấp hay bình dân? Hài hước hay nghiêm túc?
- Quá trình mua hàng (Buyer’s Journey) – Các bước trong quá trình mua hàng như thế nào?
- Đo lường các giá trị cốt lõi- Marketing nên được đo lường như thế nào? Có thể trình bày các mục trên dưới dạng Marketing model như sau
Bạn đang bán cho ai | Vấn đề và nguyện vọng của khách hàng là gì | Cá tính thương hiệu (brand promise) | Thông điệp hỗ trợ | Cá tính thương hiệu |
---|---|---|---|---|
Danh sách những personas khác nhau trong số khách hàng của bạn | Vấn đề gì khách hàng đang gặp phải và cần bạn giải quyết, nguyện vọng gì của họ bạn có thể giúp họ đạt được. Mối liên quan giữa việc giải quyết vấn đề họ gặp phải và việc đáp ứng nguyện vọng của họ. Liệt kê cả các yếu tố đo lường và tác động bên ngoài cũng như bên trong, cả những yếu tố tình cảm ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề | Đưa thông tin về ảnh hưởng của việc giải quyết vấn đề và đáp ứng nguyện vọng của khách hàng trong một câu ngắn gọn. Nhớ rằng brand promise là về khách hàng chứ ko phải về bạn. | Điều gì khiến bạn có những hướng dẫn tốt nhất trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng và giúp họ đạt được nguyện vọng. Cụ thể những điều đó trong thông điệp hỗ trợ và chứng minh cho khách hàng tin. Liệt kê 3-4 điểm mạnh của bạn trong thông điệp đó | Xác định rõ đặc trưng thương hiệu của mình. Hãy tưởng tượng rằng bạn tóm tắt cho một tổ chức nào đó về thiết kế logo hoặc nhìn và cảm nhận về trang web của bạn. Bạn sẽ nói gì với họ về thương hiệu của bạn? |
Cách thức mua của khách hàng(Buyer’s Journey) | Số liệu cốt lõi |
---|---|
Giai đoạn nào khach hàng của bạn đưa ra quyết định mua hay không mua. Họ có mua lại sản phẩm của bạn nữa hay ko. Bạn có nhiều Buyer’s Journey không (Nó khá là khó cho những personas hoặc thị trường mục tiêu khác nhau ). Bạn có thể cần phải minh họa những điều đó trên những mảnh giấy riêng biệt | Tại mỗi sự chuyển tiếp từ một giai đoạn của buyer’s journey đến bước . Các số liệu cốt lõi là gì? Làm thế nào bạn biết được ai đó đang chuyển hướng mua sang cái khác. Điều gì là thước đo quan trọng nhất để đo lường sự thành công của tiếp thị? |
Chủ đề cho hàng quý (Quarterly Themes)
Marketing owner nên công bố một bản tóm tắt "chủ đề" tiếp thị cho mỗi quý . Bản tóm tắt này trả lời các câu hỏi: Chúng ta đang cố gắng tập trung vào cái gì trong thời gian này? Nó nên được phổ biến rộng rãi, cả trong các tổ và các bên liên quan quan trọng như bộ phận bán hàng và quản lý điều hành?
Khuyến khích các Marketing owner hạn chế số lượng các chủ đề hàng quý, thường là hai hoặc ba. Thỉnh thoảng có thể là bốn chủ đề, nhưng không bao giờ vượt quá năm. Mỗi chủ đề cũng cần phải có một số cách để đo lường thành công. Điều quan trọng là trước hết phải thiết lập được các số liệu để đánh giá mức độ thành công.
Vai trò trách nhiệm của Marketing Owner: 2. Thiết lập các ưu tiên
Cho dù team của bạn đang triển khai Kanban, Scrum hoặc kết hợp của cả hai, thì cũng cần phải thiết lập mức độ ưu tiên cho công việc. Trách nhiệm này thuộc về Marketing owner. Nếu team đang triển khai dùng Kanban, Marketing owner cần phân chia và quản lý công việc theo những việc cần được thực hiện ngay, và những việc đưa vào hàng đợi. Team sẽ triển khai công việc lần lượt từ đầu hàng đợi, vì vậy tổ chức hàng đợi mà hiệu quả là đặt ra chính xác các công việc ưu tiên. Nếu team đang thực hiện Scrum, bạn có thể có bốn cuộc họp: họp Sprint Planning, daily scrum, Sprint Review và Sprint Retrospective. Cũng có nhiều Scrum team có thêm một buổi họp nữa là họp backlog. Cuộc họp này có thể liên quan đến cả team nhưng thường thì chỉ cần Marketing Owner và Scrum Master, mục đích là để chuẩn bị những công việc cho backlog, loại bỏ những tồn đọng không cần thiết, đưa những công việc quan trọng lên đầu hàng đợi trong backlog, và đảm bảo rằng những công việc (ticket, stories) đủ chi tiết để thực hiện. Nhóm cũng sẽ tìm kiếm tất cả các tài liệu liên quan đến từng công việc này. Cuộc họp backlog này sẽ tăng hiệu quả của họp Sprint Planning. Các công việc đều đã được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước khi bước vào cuộc họp lên kế hoạch cho sprint. Team sẽ lấy từng công việc lần lượt trong hàng đợi ra để estimate thời gian và đánh giá story point.
Vai trò trách nhiệm của Marketing Owner: 3. Phân bổ nguồn lực
Marketing Owner phân bổ nguồn lực để đảm bảo rằng công việc được thực hiện một cách hiệu quả, mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào. Chúng ta đòi hỏi Agile Marketer cần phải có kĩ năng rộng và làm việc đồng thời trên nhiều team, tuy nhiên thì có nhiều kĩ năng là đặc thù ví dụ như thiết kế hay phân tích dữ liệu. Nếu những vị trí công việc yêu cầu kĩ năng này không được bố trí nhân lực phù hợp thì có thể cản trở việc hoàn thành công việc. Marketing Owner cần phải có sự phân bổ phù hợp.
Nguồn: (http://www.agilemarketing.net/role-marketing-owner/)