18/09/2018, 10:30

Backdoor liệu có giúp tình báo Pháp ngăn chặn được tấn công khủng bố?

Với 129 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, cơ quan luật pháp và tình báo Pháp đang nỗ lực buộc các tổ chức đưa backdoor vào cơ chế mã hóa, để có thể kiểm soát phần nào thông tin trực tuyến. Cựu giám đốc CIA Michael Morel khẳng định trên truyền hình rằng các dịch vụ mã hóa truyền ...

encryption-backdoor-isis-paris-attacks

Với 129 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, cơ quan luật pháp và tình báo Pháp đang nỗ lực buộc các tổ chức đưa backdoor vào cơ chế mã hóa, để có thể kiểm soát phần nào thông tin trực tuyến.

Cựu giám đốc CIA Michael Morel khẳng định trên truyền hình rằng các dịch vụ mã hóa truyền thông đã có thể giúp phát hiện ra kế hoạch vụ tấn công Paris, đồng thời chỉ trích Edward Snowden khi tiết lộ hàng loạt vấn đề liên quan đến chương trình do thám của chính phủ.

Nhưng liệu với nhiều backdoor cùng chương trình do thám hơn nữa, thì vụ tấn công thứ 6 ngày 13 tại Pháp có được ngăn chặn? Câu trả lời là không! Bắt buộc các tổ chức đưa backdoor vào phần mềm mã hóa và giao nộp khóa riêng tư cho các cơ quan luật pháp không thể giúp bắt được khủng bố do các sản phẩm mã hóa của những kẻ Hồi giáo cực đoan tự chế hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát.

Chính bản thân các tổ chức khủng bố cũng chứng tỏ mình nhận thức được khả năng theo dõi từ cơ quan luật pháp. Chúng đã sử dụng và đang phát triển nhiều phần mềm liên lạc an toàn như:

  1.  Asrar al-Mujahideen (Phần mềm mã hóa file và tin nhắn): Phát triển vào năm 2007,  Asrar al-Mujahideen là phần mềm mã hóa dành riêng cho người Hồi giáo, là kênh liên lạc đáng tin cậy giữa các tổ chức khủng bố.
  2. Asrar Al-Dardashah (Mã hóa dành cho dịch vụ nhắn tin nhanh): Khoảng 4 tháng sau khi Snowden đưa ra những thông tin rò rỉ đầu tiên, GIMF đã giới thiệu một phần mềm mới cho phép người dùng Hồi giáo mã hóa cuộc nói trò chuyện trực tuyến thông qua nền tảng Google Chat, Yahoo, MSN và Paltalk.
  3. Tashfeer Al-Jawwal (Phần mềm mã hóa di động): Phát triển vào tháng 9 năm 2013, công cụ giúp mã hóa tin nhắn SMS và file gửi qua điện thoại Android cũng như điện thoại nền tảng Symbian.
  4. Amn al-Mujahid (phần mềm mã hóa tin nhắn trên Android): Được  al-Qaeda phát triển vào cuối năm 2013.

Những ví dụ trên cho thấy việc buộc các tổ chức cài đặt backdoor không mang lại tác dụng gì. Ngược lại, backdoor chính là lỗ hổng để các tổ chức tình báo khác như hacker, gián điệp có thể lợi dụng.

Tuy nhiên, FBI và NSA sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh để đạt được quyền truy cập vào các kênh mã hóa thông qua Backdoor. Vụ tấn công Paris cũng khiến các nước lớn trao nhiều quyền hơn đến cơ quan tình báo nhằm phần nào ngăn chặn âm mưu khủng bố.

THN

0