Bài 2: Bắt đầu với PHP - Khai báo hằng & biến

Cú pháp và ngữ nghĩa của PHP cũng tương tự như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác (C, Java, Perl) chỉ khác là để bắt đầu triển khai mã PHP thì bắt buộc nó phải được được chứa trong một cặp thẻ có dạng <?php hoặc <? được gọi là thẻ mở và kết thúc khối lệnh php phải có ?> gọi là thẻ đóng ...

Cú pháp và ngữ nghĩa của PHP cũng tương tự như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác (C, Java, Perl) chỉ khác là để bắt đầu triển khai mã PHP thì bắt buộc nó phải được được chứa trong một cặp thẻ có dạng <?php hoặc <? được gọi là thẻ mở và kết thúc khối lệnh php phải có ?> gọi là thẻ đóng như sau:

<?php
	//code của bạn
?>

// hoặc

<?
	//code của bạn
?>

Lưu ý: Nếu sử dụng cách thứ hai trong file php.ini phải cấu hình short_open_tag=On. Nếu bạn sử dụng Share hosting và muốn code web của mình tương thích với các hosting thì nên khai báo theo cách đầu tiên. Để PHP Engine có thể thông dịch được file chứa mã nguồn PHP phải được lưu dưới dạng .php thay vì .html

1. Hằng là gì?

Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện. Hằng trong PHP cũng là một giá trị được khai báo trước khi sử dụng. Nó phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới _ và không được bắt đầu bằng số, nó có thể là một chuỗi. Hằng trong PHP được định nghĩa bằng hàm define().

Cú pháp:

define(string $name, mixed $value);

Trong đó:

  • $name : Là tên của hằng ta phải tự đặt, theo đúng quy tắc của một tên. Tên hằng nên viết hoa.
  • $value: Giá trị của hằng số có thể là interger, float, string, array, logic hoặc một biểu thức mà các toán hạng đều là hằng

Ví dụ

<?php
        define('PI',3,14);
	define ("OS", "Linux");
	echo "My operating system is ";
	echo OS;
?>

Kết quả

My operating system is Linux
Khi đã khai báo một hằng số rồi bạn lại khai báo lại hằng số đó với giá trị như cũ thì PHP mặc định sẽ ưu tiên giá trị hằng số khai báo trước đó. PHP cung cấp một hàm defined($string)  cho phép bạn kiểm tra xem hằng số đó đã tồn tại chưa.
if(!defined('ABSPATH')){
    define('ABSPATH','/public_html/');
}
print_r(ABSPATH); die();

2. Biến là gì?

Biến là đại lượng có giá trị thay đổi được trong chương trình. Giá trị dữ liệu có thể là loại chuỗi (string), số tự nhiên (interger), số trôi nổi (float), logic (boolean), mảng (array), đối tượng (object) hoặc dữ liệu rỗng (NULL).

Để khai báo biến ta sẽ viết dấu đô-la ($) đằng trước nó, và dữ liệu được khai báo sẽ đứng sau dấu bằng (=) và kết thúc bằng dấu ;.

Khi gọi biến ra, ta cũng viết tên biến kèm theo dấu $.

// Tạo ra một biến kiểu float.
$PI = 3.14; 

// Tạo ra một biến kiểu chuỗi
$wellcome = 'Chào mừng các bạn tới website';

//Tạo ra một biến kiểu số nguyên.
$age = 100;

3. Loại bỏ biến đã khai báo.

Ta có thể sử dụng hàm unset() để loại bỏ một hoặc nhiều biến được truyền vào.

Cú pháp:

unset( $var);

Trong đó:

  • $var là biến cần loại bỏ.

Ví dụ:

<?php
	// Khai báo hiến
	$age = 12;
	print_r($age);
	
	// Loại bỏ biến
	unset($age);
	print_r($age);
?>

4. Tổng kết.

Như vậy trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ giới thiệu về hằng và biến trong PHP. Cách khai báo hằng và biến trong PHP mà thôi. Trong một hàm hoặc một chương trình thì việc bạn phải khai báo hằng và biến là không tránh khỏi. Việc bạn lắm rõ cách khai báo và tối ưu sẽ giúp code sáng và giúp chương trình xử lý nhanh hơn, tiết kiệm được bộ nhớ phải cấp phát.

0