[BÀI 8] HÀM VÀ GỌI HÀM TRONG PHP
Để giảm thời gian lặp lại 1 thao tác code nhiều lần, PHP hỗ trợ người lập trình việc tự định nghĩa cho mình những hàm có khả năng lặp lại nhiều lần trong website. Việc này cũng giúp cho người lập trình kiểm soát mã nguồn một cách mạch lạc. Đồng thời có thể tùy biến ở mọi trang mà không cần phải ...
Để giảm thời gian lặp lại 1 thao tác code nhiều lần, PHP hỗ trợ người lập trình việc tự định nghĩa cho mình những hàm có khả năng lặp lại nhiều lần trong website. Việc này cũng giúp cho người lập trình kiểm soát mã nguồn một cách mạch lạc. Đồng thời có thể tùy biến ở mọi trang mà không cần phải khởi tạo hay viết lại mã lệnh như HTML thuần.
Trong PHP chia ra làm 2 loại hàm : Đó là các hàm có sẵn và do người dùng tự định nghĩa.
Hàm tự định nghĩa
- Không có tham số
Cú pháp:
1 2 3 |
function name(){ //lệnh thực thi } |
Trong đó: name() tên hàm do người dùng đặt. Tên hàm có thể là một tổ hợp bất kỳ những chữ cái, con số và dấu gạch dưới, cách đặt tên hàm phải tuân thủ như cách đặt tên biến.
Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 |
<?php function hienthi(){ echo "Hello World"; } hienthi(); ?> |
- Có tham số truyền vào
Cú pháp:
1 2 3 |
function name($ts1, $ts2){ //khối lệnh } |
Trong đó:
– $ts1, $ts2: tham số được sử dụng trong hàm.
– khối lệnh: nằm bên trong cặp dấu ngoặc nhọn ( {} ).
=> Có thể thêm bao nhiêu tham số tùy ý, chỉ việc ngăn cách chúng với dấu phẩy. Các tham số của hàm chính là các biến, khi gọi hàm ta sẽ gán giá trị cho các biến ấy.
Ví dụ:
- Hiển thị mã lớp học với tham số truyền vào là $malh, được thực hiện bằng hàm hienthi() .
1 2 3 4 5 6 |
function hienthi($malh){ echo $malh; } hienthi('PHP_01<br>'); hienthi('PHP_02<br>'); hienthi('PHP_03<br>'); |
Kết quả hiện thị: PHP_01 , PHP_02, PHP_03.
- Thực hiện phép tính tổng với 3 tham số truyền vào sum().
1 2 3 4 |
function sum($x, $y, $x){ echo 'Tổng của ba số là: '.($x+$y+$z); } sum(1,2,3); |
Kết quả hiện thị: Tổng của ba số là : 6 .
- Hàm có giá trị trả về
Khi thực hiện xong hàm thì sẽ được trả về một giá trị nào đấy thông qua câu lệnh return được đặt ở trong hàm.
1 2 3 4 5 |
function tinhtong($a,$b){ $total=$a+$b; return $total; } echo tinhtong(10,20) // gọi hàm |
Gọi một file khác vào trong PHP
- PHP cung cấp nhiều hàm cho phép triệu gọi lại file. Như hàm include(“URL đến file”), require(“URL Đến file”).
- Ngoài hai cú pháp trên còn có include_once(), require_once(). Hai hàm này cũng có trách nhiệm gọi lại hàm. Nhưng chúng sẽ chỉ gọi lại duy nhất 1 lần mà thôi.
Ví dụ:
Tạo file ltphp.php và ltandroid.php trong thư mục htdoc của xampp.
Nội dung file ltandroid.php như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 |
<html> <head> <title>Lap trinh Android</title> <meta charset="utf-8"> </head> <body> <ul> <li>Java</li> <li>SQL</li> <li>SDK</li> </ul> </body> </html> |
Nội dung file ltphp.php thêm nữa là ta sẽ sử dụng hàm include để gọi lại file ltandroid.php mà ta đã khởi tạo trước đó :
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 |
<html> <head> <title>Lap trinh PHP</title> <meta charset="utf-8"> </head> <body> <ul> <li>HTML</li> <li>CSS</li> <li>JavaScript</li> </ul> <?php include("ltandroid.php"); ?> </body> </html> |
Kết quả hiển thị:
- HTML
- CSS
- JavaScript
- Java
- SQL
- SDK
- Tham gia các khóa học của DevPro tại đây !!! để có thêm những kiến thức bổ ích hơn.