Bài tập DOM căn bản trong Javascript - Bài tập Javascript
Bài này mới chính là phần quan trọng và mạnh nhất trong Javascript đó là DOM. DOM giúp chúng ta truy vấn các đối tượng HTML trên một trang web thông qua cú pháp selectors riêng của nó, đồng thời hỗ trợ nhiều phương thức giúp can thiệp vào thuộc tính của đối tượng HTML. Trong bài này ta sẽ thực ...
Bài này mới chính là phần quan trọng và mạnh nhất trong Javascript đó là DOM. DOM giúp chúng ta truy vấn các đối tượng HTML trên một trang web thông qua cú pháp selectors riêng của nó, đồng thời hỗ trợ nhiều phương thức giúp can thiệp vào thuộc tính của đối tượng HTML.
Trong bài này ta sẽ thực hành một số ví dụ về DOM và thông qua các bài tập này tôi muốn các bạn thực hành nhuần nhuyễn và sau này có thể áp dụng vào project của các bạn.
1. Ẩn - hiện một thẻ HTML bằng Javascript
Để ẩn và hiện một thẻ HTML nào đó thì ta phải sử dụng DOM Elements để truy vấn đến thẻ đó, sau đó sử dụng thuộc tính style để thiết lập css cho nó là display:none
.
Ví dụ: Cho một đoạn code HTML sau
XEM DEMO
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Tìm kiếm - Zaidap.com.net</title> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8"> <style> #search_advance{ display: none; } </style> </head> <body> <h1>Tìm kiếm dữ liệu</h1> <table border="1" cellspacing="0" cellpadding="5"> <tr> <td>Nhập tiêu đề</td> <td> <input type="text" id="title" value=""/> <br/> <a href="#" id="show_search_advance">Tìm kiếm nâng cao</a> </td> </tr> <tr id="search_advance"> <td>Chọn chuyên mục</td> <td> <select id="category"> <option value="1">PHP</option> <option value="2">Javascript</option> </select> </td> </tr> <tr> <td></td> <td> <input type="button" id="btn_search" value="Tìm kiếm"/> </td> </tr> </table> </body> </html>
Khi chạy đoạn code này lên thì nội dung thẻ select#category
sẽ không hiển thị là vì đây là một chương trình tìm kiếm và cho người dùng chọn thêm chức năng tìm kiếm nâng cao nên ban đầu mình đã viết CSS cho nó ẩn.
Yêu cầu bài toán như sau:
- Bạn hãy viết một đoạn mã Javascript xử lý khi người dùng click vào chữ "tìm kiếm nâng cao" thì sẽ hiển thị category và đồng thời đổi nội dung của của nó lại thành "bỏ tìm kiếm nâng cao".
- Lúc này nếu người dùng click tiếp vào "bỏ tìm kiếm nâng cao" thì sẽ ẩn category và đồng thời chuyển nội dung của nó lại thành "tìm kiếm nâng cao".
Hướng dẫn giải:
- Ta sẽ viết một hàm
show_search_advance()
và gán nó vào sự kiệnonclick
của thẻa
tìm kiếm nâng cao. - Dựa vào nội dung của thẻ a để biết khi nào thì ẩn category và khi nào thì hiển thị category
Bài giải: XEM DEMO
function show_search_advance() { // Lấy thẻ a và category var a = document.getElementById('show_search_advance'); var category = document.getElementById('search_advance'); // Lấy nội dung của thẻ a var text = a.innerHTML; // Kiểm tra xử lý hiển thị và ẩn + đổi nội dung thẻ a if (text == 'Tìm kiếm nâng cao'){ category.style.display = "table-row"; a.innerHTML = "Bỏ tìm kiếm nâng cao"; } else{ category.style.display = "none"; a.innerHTML = "Tìm kiếm nâng cao"; } // Return false để khi click vào thẻ a sẽ không bị chuyển trang return false; }
2. Xóa thẻ HTML bằng Javascript
Để xóa một thẻ HTML bằng Javascript thì bạn phải thực hiện qua hai công đoạn. Thứ nhất ban cần xác định đối tượng HTML cần xóa bằng cách sử dụng HTML DOM, sau đó bạn sử dụng phương thức remove()
để xóa đối tượng HTML.
Ví dụ: Cho đoạn mã HTML sau
XEM DEMO
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Xóa thẻ HTML - Zaidap.com.net</title> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8"> </head> <body> <h1>Xóa thẻ HTML</h1> <table border="1" cellspacing="0" cellpadding="5"> <tr> <td>1</td> <td>Tiêu đề thứ nhất</td> <td> <input type="button" value="Delete"/> </td> </tr> <tr> <td>2</td> <td>Tiêu đề thứ hai</td> <td> <input type="button" value="Delete"/> </td> </tr> <tr> <td>3</td> <td>Tiêu đề thứ ba</td> <td> <input type="button" value="Delete"/> </td> </tr> <tr> <td>4</td> <td>Tiêu đề thứ tư</td> <td> <input type="button" value="Delete"/> </td> </tr> </table> </body> </html>
Hãy viết một đoạn mã Javascript xử lý sự kiện click vào thẻ button nào thì xóa luôn hàng chứa thẻ button đó. Ứng dụng này rất thường hay sử dụng trong việc xử lý giỏ hàng.
Ý tưởng giải như sau:
- Để gán sự kiện cho thẻ button nào thì ta phải gán thêm một đoạn
onclick="func_name()"
. Tuy nhiên việc gán kiểu đó sẽ không hay lắm mà ta phải sử dụng DOM Element để lấy danh sách các button, sau đó sử dụng vòng lặp for để lặp qua từng button và sử dụng hàm addEventListener() để thêm sự kiện click. - Vì cấu trúc thẻ HTML là
tr -> td -> button
nên để xóa hàng chứa button thì ta chỉ việc xóa thẻ chatr
ngoài cùng là được. Để xác định thẻ cha củaelement
nào đó thì ta sử dụng cú phápelement.parentElement
. Như vậy trong trường hợp này ta phải tìm thẻ chatr
qua hai lần tìmbutton.parentElement.parentElement
. Cuối cùng chúng ta sử dụng hàmremove()
để xóa. - Có một lưu ý như sau: tất cả code xử lý mình đặt trên thẻ
head
nên mình phải đưa nó vào sự kiệnwindow.onload
thì mới không bị lỗi.
Bài giải: XEM DEMO
window.onload = function(){ // Lấy danh sách button var button = document.getElementsByTagName('input'); // Lặp qua từng button for (var i = 0; i < button.length; i++){ // gán sự kiện click button[i].addEventListener("click", function(){ // Lấy thẻ tr var parent = this.parentElement.parentElement; // và thực hiện xóa parent.remove(); }); } };
3. Thêm một thẻ HTML bằng Javascript
Chúng ta có bốn thao tác chính trong việc bổ sung thẻ HTML bằng Javascript như sau:
- Để thêm HTML vào một vị trí nào đó thì ta sử dụng thuộc tính
element.innerHTML = "nội dung html"
. - Để thêm HTML vào trước thẻ con nào đó thì ta dùng hàm
element.insertBefore()
- Để thêm HTML vao sau thẻ con nào đó thì ta dùng hàm
element.insertAfter()
- Để thêm HTML vào cuối (append) thì ta dùng hàm
element.appendChild()
Tuy nhiên trong ví dụ dưới đây mình sử dụng hàm insertAdjacentHTML(position, html)
để thêm vào vị trí mong muốn. Các tham số hàm này như sau:
html
là nội dung cần thêmposition
là vị trí thêm, nó có 4 giá trị chính (afterbegin, afterend, afterbegin, beforeend). Giả sử ta cần bổ sung vào thẻp
thì lúc này các vị trí sẽ là:<!-- beforebegin --> <p> <!-- afterbegin --> Main Content <!-- beforeend --> </p> <!-- afterend -->
Ví dụ: Cho đoạn mã HTML sau.
XEM DEMO
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Thêm thẻ HTML - Zaidap.com.net</title> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8"> </head> <body> <h1>Thêm thẻ HTML</h1> <input type="text" id="title" value=""/> <input type="button" id="button_add" value="Add"/> <div id="result"></div> </body> </html>
Hãy viết đoạn mã Javascript khi click Add thì hiển thị nó vào thẻ div#result
.
Ý tưởng giải như sau:
- Viết một hàm
add_element()
và gán vàobutton#button_add
. - Sử dụng DOM để lấy giá trị tiêu đề và các đối tượng liên quan
- Sử dụng hàm
insertAdjacentHTML()
để bổ sung nó vào danh sách
Bài giải: XEM DEMO
function add_element(){ var title = document.getElementById('title').value; if (title == ''){ alert("Bạn chưa nhập tiêu đề"); } else { var html = '<div style="background:red; margin: 5px; padding:5px; color:#FFF">'+title+'</div>'; document.getElementById('result').insertAdjacentHTML('afterend', html); } }
4. Lời kết
Vì thời gian có hạn nên bài này mình chỉ giới thiệu bốn thao tác chính đó là ẩn, hiển thị, thêm và xóa thẻ HTML bằng Javascript. Nếu bạn thấy những bài tập Javascript này căn bản quá thì hãy chờ những bài tập tiếp theo nhé.
Bài này mình biên soạn mất hơn 2 giờ đồng hồ với mong muốn giúp bạn tìm hiểu một số cách xử lý HTML theo từng bài toán cụ thể. Hy vọng qua bài tập Javascript xử lý DOM HTML này sẽ là tiền đề để bạn đam mê lập trình hơn nữa.