Hướng dẫn cách sử dụng sleep() và join() - Học Java core - từ cơ bản đến nâng cao
Trong bài trước, các bạn đã được học về cách đồng bộ luồng trong Java. Sang bài này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu các tính năng của Thread, mở đầu là cách sử dụng sleep() và join(). Các bạn theo dõi nhé! 1. sleep() Phương thức sleep() của lớp Thread được sử dụng để tạm ngưng một ...
Trong bài trước, các bạn đã được học về cách đồng bộ luồng trong Java. Sang bài này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu các tính năng của Thread, mở đầu là cách sử dụng sleep()
và join()
. Các bạn theo dõi nhé!
1. sleep()
Phương thức sleep()
của lớp Thread
được sử dụng để tạm ngưng một Thread
đang hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Để sử dụng phương thức sleep()
, Java cung cấp cho chúng ta 2 cú pháp như sau:
Thread.sleep(long millis); // tạm dừng Thread với khoảng thời gian dừng tính bằng millisecond Thread.sleep(long millis, int nanos); // tạm dừng Thread với khoảng thời gian dừng tính bằng thời gian millis (tính bằng milliseconds) cộng với thời gian nanos (tính bằng nanoseconds và nằm trong khoảng từ 0-999999)
, trong đó millis
là khoảng thời gian tính bằng milliseconds và nanos
là khoảng thời gian tính bằng nanoseconds.
Lưu ý: Trong khi sử dụng phương thức sleep()
này thì trình biên dịch sẽ bắt buộc chúng ta sinh ra đoạn try...catch
bao bọc bên ngoài. Tạm thời các bạn đừng để ý đến nó mà chỉ cần hiểu đây là điều bắt buộc khi muốn sử dụng sleep()
. Chi tiết về try...catch
tôi sẽ trình bày trong chương sau.
Để minh họa cách sử dụng phương thức sleep()
, tôi sẽ đưa ra ví dụ minh họa đơn giản như sau:
package phuongthucsleep; public class DemoSleep extends Thread { public void run() { super.run(); for (int i = 1; i <= 5; i++) { System.out.println("Đây là Thread thứ " + i); System.out.println("Tạm dừng 5000 milliseconds trước khi chuyển sang Thread tiếp theo"); if (i == 5) { System.out.println("Kết thúc!"); } try { Thread.sleep(5000); } catch (InterruptedException e) { // TODO Auto-generated catch block e.printStackTrace(); } // tạm dừng 5000 milliseconds trước khi in ra câu tiếp theo } } }
package phuongthucsleep; public class Test { public static void main(String[] args) { DemoSleep t1 = new DemoSleep(); t1.start(); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
2. join()
Phương thức join()
được sử dụng để đảm bảo cho quá trình thực thi của Thread
đang chạy không bị gián đoạn bởi các Thread
khác. Nói một cách khác, nếu một Thread
đang trong quá trình được thực thi thì các Thread
khác sẽ phải chờ đợi cho đến khi Thread
đó thực thi xong. join()
được sử dụng khi trong một chương trình Java có nhiều hơn một Thread
và chúng ta cần đảm bảo các Thread
thực thi và kết thúc đúng theo thứ tự mà chúng đã được khởi tạo.
Để hiểu hơn vai trò của join()
, các bạn hãy theo dõi 2 ví dụ sau: Ví dụ thứ nhất là ví dụ không sử dụng join()
và ví dụ thứ hai là ví dụ có sử dụng phương thức join()
:
Ví dụ không sử dụng join()
package phuongthucjoin; public class NoneJoinThread extends Thread { public void run() { super.run(); System.out.println(Thread.currentThread().getName() + " đang chạy."); try { Thread.sleep(5000); } catch (InterruptedException e) { e.printStackTrace(); } System.out.println("Kết thúc " + Thread.currentThread().getName()); } }
package phuongthucjoin; public class TestNoneJoinThread { public static void main(String[] args) { NoneJoinThread thread1 = new NoneJoinThread(); thread1.setName("Thread 1"); NoneJoinThread thread2 = new NoneJoinThread(); thread2.setName("Thread 2"); NoneJoinThread thread3 = new NoneJoinThread(); thread3.setName("Thread 3"); thread1.start(); thread2.start(); thread3.start(); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Ví dụ sử dụng join()
package phuongthucjoin; public class JoinThread extends Thread { public void run() { super.run(); System.out.println(Thread.currentThread().getName() + " đang chạy."); try { Thread.sleep(5000); } catch (InterruptedException e) { e.printStackTrace(); } System.out.println("Kết thúc " + Thread.currentThread().getName()); } }
package phuongthucjoin; public class TestJoinThread { public static void main(String[] args) { JoinThread thread1 = new JoinThread(); thread1.setName("Thread 1"); thread1.start(); // khởi chạy thread 1 try { thread1.join(); } catch (InterruptedException e) { e.printStackTrace(); } JoinThread thread2 = new JoinThread(); thread2.setName("Thread 2"); thread2.start(); // khởi chạy thread2 try { thread2.join(); } catch (InterruptedException e) { e.printStackTrace(); } JoinThread thread3 = new JoinThread(); thread3.setName("Thread 3"); thread3.start(); // khởi chạy thread3 try { thread3.join(); } catch (InterruptedException e) { e.printStackTrace(); } } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Giải thích hoạt động của hai chương trình trên
Trong ví dụ 1 (ví dụ không sử dụng join()
) thì chúng ta thấy rằng 3 thread1
, thread2
, thread3
được khởi chạy theo đúng thứ tự thread1
→ thread2
→ thread3
, nhưng khi kết thúc thì 3 Thread
này không theo thứ tự thread1
→ thread2
→ thread3
. Ở mỗi thời điểm chạy chương trình có thể nhận được các kết quả khác nhau.
Còn khi chúng ta sử dụng join()
(trong ví dụ 2) thì khi thread1
đang thực thi thì thread2
và thread3
chưa khởi chạy ngay cho dù có lệnh thread2.start()
và thread3.start()
mà phải đợi cho đến khi thread1
thực thi xong. Tương tự khi thread2
đang chạy thì thread3
vẫn phải đợi cho đến khi thread2
thực thi xong. Do đó mà kết quả in ra màn hình theo đúng thứ tự thread1
→ thread2
→ thread3
mà chúng đã được khởi chạy.
3. Lời kết
Trong bài này, tôi đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu về cách sử dụng sleep()
và join()
.Sang bài sau, tôi sẽ trình bày các phần còn lại liên quan đến Thread
. Các bạn theo dõi nhé!