SortedMap Interface trong Java - Học Java core - từ cơ bản đến nâng cao
Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn đến các bạn một dạng riêng của Map Interface - đó là SortedMap Interface trong Java. Nội dung của bài này sẽ mô tả đặc điểm, các phương thức thường dùng của Collection này. Với mỗi phương thức được liệt kê, tôi sẽ đưa ra ví dụ đơn giản để cho các bạn nắm bắt ...
Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn đến các bạn một dạng riêng của Map Interface - đó là SortedMap Interface trong Java. Nội dung của bài này sẽ mô tả đặc điểm, các phương thức thường dùng của Collection này. Với mỗi phương thức được liệt kê, tôi sẽ đưa ra ví dụ đơn giản để cho các bạn nắm bắt được.
1. Đặc điểm
SortedMap Interface là 1 dạng riêng của Map Interface nên nó có những đặc điểm của Map
đó là SortedMap cũng bao gồm một tập các cặp khóa - giá trị (key - value). Giá trị của các phần tử trong SortedMap có thể giống nhau, nhưng khóa thì không được giống nhau, và dựa vào khóa chúng ta có thể xác định được các giá trị value tương ứng với khóa đó. Ngoài ra, SortedMap có điểm vượt trội hơn so với Map là các entry có trong SortedMap được sắp xếp tăng dần theo khóa.
2. Các phương thức phổ biến
Vì SortedMap
là 1 dạng riêng của Map
nên những phương thức của nó sẽ tương tự như những phương thức có trong Map
. Trong bài này, tôi sẽ không trình bày lại những phương thức đó mà tôi sẽ giới thiệu những phương thức riêng của SortedMap
để cho các bạn tìm hiểu.
Tạo mới và hiển thị các phần tử của 1 SortedMap
Để khai báo một SortedMap
, chúng ta cần phải dùng đến Class
để triển khai nó, trong phần này chúng ta sẽ sử dụng Class
là TreeMap
bởi vì các entry
trong TreeMap
được sắp xếp tăng dần theo khóa.
public static void main(String[] args) { // khai báo SortedMap Interface tên sortedMapDomain // và sử dụng Class là TreeMap để triển khai // TreeMap là 1 Class Collection SortedMap<String, String> sortedMapDomain = new TreeMap<>(); // thêm các entry vào trong sortedMapDomain sortedMapDomain.put(".com", "International"); sortedMapDomain.put(".us", "United States"); sortedMapDomain.put(".uk", "United Kingdom"); sortedMapDomain.put(".jp", "Japan"); sortedMapDomain.put(".au", "Australia"); sortedMapDomain.put(".vn", "Việt Nam"); System.out.println("Các entry có trong sortedMapDomain là: "); sortedMapDomain.forEach((keyChar, valueInt) -> System.out.println( "Key = " + keyChar + ", value = " + valueInt)); }
Sau khi biên dịch chương trình thì các entry
có trong sortedMapDomain
sẽ được sắp xếp theo chiều tăng dần của khóa. Kết quả như sau:
Lưu ý: Để khai báo SortedMap
chúng ta cần phải import
gói thư viện java.util.SortedMap
. Cú pháp import
như sau:
// Khai báo SortedMap // thì import gói thư viện java.util.SortedMap import java.util.SortedMap; public class TênClass { // ... }
Trích xuất một phần trong SortedMap
Đối với SortedMap
, Java cung cấp cho chúng ta các phương thức để tạo 1 SortedMap
con từ 1 SortedMap
đã tồn tại đó là subMap()
, headMap()
và tailMap()
. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 3 phương thức này.
Phương thức subMap().
subMap(K fromKey, K toKey);
Công dụng: phương thức subMap()
sẽ trả về một SortedMap
con mà các giá trị key
của nó có phạm vi từ fromKey
đến toKey
(không bao gồm toKey) của một SortedMap
cho trước.
public static void main(String[] args) { // khai báo SortedMap Interface tên sortedMapDomain // và sử dụng Class là TreeMap để triển khai // TreeMap là 1 Class Collection SortedMap<Integer, String> sortedMap = new TreeMap<>(); // thêm các entry vào trong sortedMap sortedMap.put(4, "Wednesday"); sortedMap.put(2, "Monday"); sortedMap.put(3, "Tuesday"); sortedMap.put(8, "Sunday"); sortedMap.put(6, "Friday"); sortedMap.put(5, "Thursday"); sortedMap.put(7, "Saturday"); // khai báo 1 SortedMap có tên là submap // có key nằm trong đoạn [3, 7) của sortedMap Map<Integer, String> submap = sortedMap.subMap(3, 8); System.out.println("Các entry có trong submap là: "); submap.forEach((keyChar, valueInt) -> System.out.println( "Key = " + keyChar + ", value = " + valueInt)); // nếu key đầu và key cuối trùng nhau // thì kết quả của phương thức subMap() // sẽ trả về submap không có entry nào submap = sortedMap.subMap(3, 3); System.out.println("Các entry có trong submap là: "); System.out.println(submap); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Phương thức headMap().
headMap(K toKey);
Công dụng: Phương thức headMap()
sẽ trả về một SortedMap
con mà các key
của nó có giá trị nhỏ hơn toKey
của một SortedMap
cho trước.
public static void main(String[] args) { SortedMap<Integer, String> sortedMap = new TreeMap<>(); // thêm các entry vào trong sortedMap sortedMap.put(4, "Wednesday"); sortedMap.put(2, "Monday"); sortedMap.put(3, "Tuesday"); sortedMap.put(8, "Sunday"); sortedMap.put(6, "Friday"); sortedMap.put(5, "Thursday"); sortedMap.put(7, "Saturday"); // khai báo 1 SortedMap có tên là headmap // có giá trị của key nhỏ hơn 5 trong sortedMap Map<Integer, String> headmap = sortedMap.headMap(5); System.out.println("Các entry có trong headmap là: "); headmap.forEach((keyChar, valueInt) -> System.out.println( "Key = " + keyChar + ", value = " + valueInt)); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Phương thức tailMap().
tailMap(K fromKey);
Công dụng: Phương thức tailMap()
sẽ trả về một SortedMap
con mà các key
của nó có giá trị lớn hơn hoặc bằng fromKey
của một SortedMap
cho trước.
public static void main(String[] args) { SortedMap<Integer, String> sortedMap = new TreeMap<>(); // thêm các entry vào trong sortedMap sortedMap.put(4, "Wednesday"); sortedMap.put(2, "Monday"); sortedMap.put(3, "Tuesday"); sortedMap.put(8, "Sunday"); sortedMap.put(6, "Friday"); sortedMap.put(5, "Thursday"); sortedMap.put(7, "Saturday"); // khai báo 1 SortedMap có tên là tailmap // có giá trị của key lớn hơn hoặc bằng 6 trong sortedMap Map<Integer, String> tailmap = sortedMap.tailMap(6); System.out.println("Các entry có trong tailmap là: "); tailmap.forEach((keyChar, valueInt) -> System.out.println( "Key = " + keyChar + ", value = " + valueInt)); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Tìm giá trị khóa (key) nhỏ nhất và lớn nhất trong SortedMap
Để tìm giá trị khóa (key) nhỏ nhất (đầu tiên) và lớn nhất (cuối cùng) trong SortedMap
, Java cung cấp cho chúng ta 2 phương thức đó là firstKey()
(tìm giá trị nhỏ nhất) và lastKey()
(tìm giá trị lớn nhất).
public static void main(String[] args) { SortedMap<Double, Float> sortedMap = new TreeMap<>(); // thêm các entry vào trong sortedMap sortedMap.put(0.2d, 0.1f); sortedMap.put(6.06d, 10.22f); sortedMap.put(1.2d, 9.8f); sortedMap.put(1d, 2f); // tìm giá trị khóa (key) nhỏ nhất và lớn nhất // trong sortedMap // vì key trong SortedMap có kiểu dữ liệu là Double // nên 2 biến first và last cũng phải có kiểu là Double Double first = sortedMap.firstKey(); Double last = sortedMap.lastKey(); System.out.println("Key có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất" + " trong sortedMap là " + first + " và " + last); }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
3. Lời kết
Trong bài này, tôi đã giới thiệu cho các bạn đặc điểm, các phương thức thường dùng đối với SortedMap Interface. Đây là loại Interface Collection cuối cùng. Sang bài sau tôi, chúng ta sẽ bước sang tìm hiểu về các loại Class Collection trong Java. Các bạn theo dõi nhé!