Sử dụng CountDownLatch trong Java - Học Java core - từ cơ bản đến nâng cao
Trong bài trước, các bạn đã được học về cách tạo và sử dụng ThreadPool trong Java. Sang bài này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn về CountDownLack của Thread trong Java. Các bạn theo dõi nhé! 1. CountDownLatch CountDownLatch là một lớp trong Java chuyên dùng để đếm. Tại sao Java lại tạo ra một lớp ...
Trong bài trước, các bạn đã được học về cách tạo và sử dụng ThreadPool
trong Java. Sang bài này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn về CountDownLack
của Thread
trong Java. Các bạn theo dõi nhé!
1. CountDownLatch
CountDownLatch
là một lớp trong Java chuyên dùng để đếm. Tại sao Java lại tạo ra một lớp riêng để đếm trong khi chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện việc đếm bằng cách khác? Bởi vì trong lập trình đa luồng, việc đếm này sẽ rất khó và phức tạp, thường khi muốn đếm thì chúng ta phải sử dụng đến đồng bộ phương thức nếu không việc đếm sẽ không chính xác, vì lúc này trong hệ thống các luồng đang được xử lý song song và các biến sẽ được sử dụng một cách không tuần tự lúc đó kết quả đếm sẽ không chính xác và không như chúng ta mong muốn.
Để hiểu rõ hơn các bạn theo dõi ví dụ sau:
package countdownlatch; public class DemoNonCountDownLatch { private int count = 2000; public void dem() { Thread thread1 = new Thread(new Runnable() { public void run() { for (int i = 0; i < 1000; i++) { count--; } } }); Thread thread2 = new Thread(new Runnable() { public void run() { for (int i = 0; i < 1000; i++) { count--; } } }); thread1.start(); thread2.start(); try { thread1.join(); thread2.join(); } catch (InterruptedException ignored) { } System.out.println("Count = " + count); } public static void main(String[] args) { DemoNonCountDownLatch demoNonCountDownLatch = new DemoNonCountDownLatch(); demoNonCountDownLatch.dem(); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Với đoạn code trên thì khi thực thi chương trình, kết quả mà chúng ta mong muốn là giá trị của biến count
sẽ bằng 0, nhưng vì thread1
và thread2
lúc này là 2 luồng chạy song song nên kết quả biến count
sau mỗi lần biên dịch sẽ khác nhau. Vì biến count
được cả hai thread1
và thread2
cùng đồng thời tác động và thay đổi giá trị nên sẽ xảy ra trường hợp thread1
chưa xử lý xong (giảm count
đi 1) thì thread2
đã thực hiện tác động tới biến count
này nên giá trị của count
sẽ thay đổi và không theo ý muốn của chúng ta.
Vì vậy, để giải quyết trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng từ khóa synchronized
để đảm bảo rằng việc giảm biến count
đi 1 sẽ được xử lý một cách tuần tự, tức là tại 1 thời điểm chỉ có duy nhất một Thread
được thao tác với biến count
:
package countdownlatch; import java.util.concurrent.CountDownLatch; public class DemoCountDownLatch { public CountDownLatch count = new CountDownLatch(2000); public void doWork() { Thread thread1 = new Thread(new Runnable() { public void run() { for (int i = 0; i < 1000; i++) { count.countDown(); // giảm giá trị của biến count } } }); Thread thread2 = new Thread(new Runnable() { public void run() { for (int i = 0; i < 1000; i++) { count.countDown(); } } }); thread1.start(); thread2.start(); try { count.await(); } catch (InterruptedException ignored) { } System.out.println("Count = " + count.getCount()); } public static void main(String[] args) { DemoCountDownLatch demo = new DemoCountDownLatch(); demo.doWork(); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Trong đoạn code trên, từ khóa synchronized
ở phương thức giamCount()
đã bảo đảm rằng tại một thời điểm chỉ có duy nhất 1 Thread
được gọi vào hàm để xử lý.
Ngoài ra, như nội dung chính của phần này đó là chúng ta có thể dùng CountDownLatch
để giải quyết vấn đề này:
package countdownlatch; import java.util.concurrent.CountDownLatch; public class DemoCountDownLatch { public CountDownLatch count = new CountDownLatch(2000); public void doWork() { Thread thread1 = new Thread(new Runnable() { public void run() { for (int i = 0; i < 1000; i++) { count.countDown(); // giảm giá trị của biến count đi 1 } } }); Thread thread2 = new Thread(new Runnable() { public void run() { for (int i = 0; i < 1000; i++) { count.countDown(); } } }); thread1.start(); thread2.start(); try { count.await(); } catch (InterruptedException ignored) { } System.out.println("Count = " + count.getCount()); } public static void main(String[] args) { DemoCountDownLatch demo = new DemoCountDownLatch(); demo.doWork(); } }
Kết quả sau khi biên dịch chương trình:
Giải thích hoạt động của chương trình trên:
Đoạn code public CountDownLatch count = new CountDownLatch(2000);
sẽ khởi tạo một đối tượng CountDownLatch
có tên là count
với giá trị là 2000. Còn để giảm dần giá trị của count
thì lớp CountDownLatch
cung cấp cho chúng ta phương thức countDown()
: count.countDown();
. Ngoài ra, chúng ta còn thấy dòng code count.await();
, phương thức await()
sẽ đợt tất cả các tiến trình xử lý của CountDownLatch
hoàn thành (tương tự như phương thức join()
trong Thread
).
2. Lời kết
Trong bài này, tôi đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu về lớp CountDownLatch
trong Java. Đây là bài cuối cùng trong chương này. Sang chương sau, chúng ta sẽ bước sang một chương mới - đó là chương Exception. Các bạn theo dõi nhé!