Xây dựng chức năng tìm kiếm với lệnh Like trong PHP - Học lập trình PHP căn bản
Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng một chức năng tìm kiếm kì đơn giản, đây được xem là một chức năng mà đa số website nào cũng cần phải có. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách thao tác với database dùng để truy vấn và lọc dữ liệu ở mức độ đơn giản nhất. Để có thể tiếp thu tốt ...
Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng một chức năng tìm kiếm kì đơn giản, đây được xem là một chức năng mà đa số website nào cũng cần phải có. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách thao tác với database dùng để truy vấn và lọc dữ liệu ở mức độ đơn giản nhất. Để có thể tiếp thu tốt các bạn cần phải có một số kiến thức cố định về php như jquery, php căn bản...vv. Tất cả kiến thức tôi vừa nêu ra nếu bạn nào chưa nắm vững có thể vào serie php căn bản để xem nhé.
1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu để tìm kiếm
Trước tiên bạn cần tạo một database tên là basic
, sau đó sử dụng đoạn code dưới đây để tạo table và thêm một số dòng dữ liệu.
/* SQLyog Ultimate - MySQL GUI v8.21 MySQL - 5.5.20 : Database - basic ********************************************************************* */ /*!40101 SET NAMES utf8 */; /*!40101 SET SQL_MODE=''*/; /*!40014 SET @OLD_UNIQUE_CHECKS=@@UNIQUE_CHECKS, UNIQUE_CHECKS=0 */; /*!40014 SET @OLD_FOREIGN_KEY_CHECKS=@@FOREIGN_KEY_CHECKS, FOREIGN_KEY_CHECKS=0 */; /*!40101 SET @OLD_SQL_MODE=@@SQL_MODE, SQL_MODE='NO_AUTO_VALUE_ON_ZERO' */; /*!40111 SET @OLD_SQL_NOTES=@@SQL_NOTES, SQL_NOTES=0 */; CREATE DATABASE /*!32312 IF NOT EXISTS*/`basic` /*!40100 DEFAULT CHARACTER SET utf8 COLLATE utf8_unicode_ci */; USE `basic`; /*Table structure for table `users` */ DROP TABLE IF EXISTS `users`; CREATE TABLE `users` ( `user_id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT, `username` varchar(50) COLLATE utf8_unicode_ci DEFAULT NULL, `password` char(32) COLLATE utf8_unicode_ci DEFAULT NULL, `email` varchar(100) COLLATE utf8_unicode_ci DEFAULT NULL, `address` varchar(100) COLLATE utf8_unicode_ci DEFAULT NULL, PRIMARY KEY (`user_id`) ) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=11 DEFAULT CHARSET=utf8 COLLATE=utf8_unicode_ci; /*Data for the table `users` */ insert into `users`(`user_id`,`username`,`password`,`email`,`address`) values (1,'kaito','456','kaito@Zaidap.com.net','House USA'),(2,'thehaftheart','456','thehaftheart@Zaidap.com.net','House USA'),(3,'superkaito','456','superkaito@gmail.com','House Viet Nam'),(4,'kaitosolo','1789','kaito@yahô.com','abc/fdc'),(5,'van canh','798','vancanh@Zaidap.com.net','Bien hoa'),(6,'yongc','789','yongc@Zaidap.com.net','Bien Hoa'),(7,'haftheart789','789','haftheart789@yahoo.com','Ha tinh'),(8,'yongc456','56465','yongc789@gmail.com','Bien Hoa 2'),(9,'van canh456','564564','vancanh@gmail.com','Bien Hoa 3'),(10,'kaitocode','87897','kaitocode@yahoo.com','TPHCM'); /*!40101 SET SQL_MODE=@OLD_SQL_MODE */; /*!40014 SET FOREIGN_KEY_CHECKS=@OLD_FOREIGN_KEY_CHECKS */; /*!40014 SET UNIQUE_CHECKS=@OLD_UNIQUE_CHECKS */; /*!40111 SET SQL_NOTES=@OLD_SQL_NOTES */;
2. Xây dựng Form tìm kiếm
Bạn tạo file search.php
và xây dựng cấu trúc HTML cho form tìm kiếm như sau:
- Gồm một
input
và một nútsubmit
là đủ cho bài học này rồi, do chúng ta phải truyền đối số vào url nên chúng ta đặt method của form bằng phương thức GET. - Action của Form tôi trỏ đến file hiện tại luôn nên tất cả code PHP xử lý tìm kiếm tôi sẽ đặt trong file này luôn.
<html> <head> <title>Demo Search Basic by Zaidap.com.net</title> </head> <body> <div align="center"> <form action="search.php" method="get"> Search: <input type="text" name="search" /> <input type="submit" name="ok" value="search" /> </form> </div> <?php // Phần code PHP xử lý tìm kiếm ?> </body> </html>
Trong đoạn code trên mình có khai báo một vị trí dùng để code PHP, như vậy ta sẽ code PHP xử lý tìm kiếm tại vị trí đó. Khâu chuẩn bị xem như hoàn tất, bây giờ đến phần sử dụng php kết nối với mysql để xử và show dữ liệu từ database ra ngoài.
3. Cần phải hiểu trước khi làm bài
Trước tiên chúng ta cần kiểm tra người dùng có nhấn vào button tìm kiếm hay không? Bắt buộc chúng ta phải thực hiện bước này tại vì khi submit mới cần xử lý truy vấn database để lấy thông tin tìm kiếm.
Bình thường việc check submit form ta sẽ dùng biến $_POST
nhưng vì chúng ta sử dụng phương thức GET nên ta phải sử dụng biến $_GET
để kiểm tra. Nhưng trong bài này tôi sẽ thay thế $_GET
bằng một biến môi trường khác chính là $_REQUEST
có tác dụng là nhận request từ cả 2 phương thức trên.
if (isset($_REQUEST['ok'])) { $search = addslashes($_GET['search']); if (empty($search)) { echo "Yeu cau nhap du lieu vao o trong"; } else { // Phan dung vong lap while show du lieu } }
$_REQUEST['ok']
chính là tên của button tìm kiếm. Như vậy để kiểm tra người dùng click hay chưa thì ta chỉ cần kiểm tra tên của button đó có tồn tại hay không.
4. Xử lý tìm kiếm với lệnh Like trong MySql
Mình sẽ đưa ra full code luôn nhé vì trong code mình có giải thích rất kỹ rồi.
<html> <head> <title>Demo Search Basic by Zaidap.com.net</title> </head> <body> <div align="center"> <form action="search.php" method="get"> Search: <input type="text" name="search" /> <input type="submit" name="ok" value="search" /> </form> </div> <?php // Nếu người dùng submit form thì thực hiện if (isset($_REQUEST['ok'])) { // Gán hàm addslashes để chống sql injection $search = addslashes($_GET['search']); // Nếu $search rỗng thì báo lỗi, tức là người dùng chưa nhập liệu mà đã nhấn submit. if (empty($search)) { echo "Yeu cau nhap du lieu vao o trong"; } else { // Dùng câu lênh like trong sql và sứ dụng toán tử % của php để tìm kiếm dữ liệu chính xác hơn. $query = "select * from users where username like '%$search%'"; // Kết nối sql mysql_connect("localhost", "root", "vertrigo", "basic"); // Thực thi câu truy vấn $sql = mysql_query($query); // Đếm số đong trả về trong sql. $num = mysql_num_rows($sql); // Nếu có kết quả thì hiển thị, ngược lại thì thông báo không tìm thấy kết quả if ($num > 0 && $search != "") { // Dùng $num để đếm số dòng trả về. echo "$num ket qua tra ve voi tu khoa <b>$search</b>"; // Vòng lặp while & mysql_fetch_assoc dùng để lấy toàn bộ dữ liệu có trong table và trả về dữ liệu ở dạng array. echo '<table border="1" cellspacing="0" cellpadding="10">'; while ($row = mysql_fetch_assoc($sql)) { echo '<tr>'; echo "<td>{$row['user_id']}</td>"; echo "<td>{$row['username']}</td>"; echo "<td>{$row['password']}</td>"; echo "<td>{$row['email']}</td>"; echo "<td>{$row['address']}</td>"; echo '</tr>'; } echo '</table>'; } else { echo "Khong tim thay ket qua!"; } } } ?> </body> </html>
Như vậy là xong rồi đấy :)
5. Lời kết
Hy vọng qua bài viết đơn giản này sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cách xây dựng một chức năng tìm kiếm với lệnh LIKE trong php và MYSQL, từ đó đào sâu và phát triển hơn nửa để có thể đáp ứng được một số yêu cầu tìm kiếm dữ liệu chuyên sâu hơn. Hẹn gặp các bạn ở các bài tiếp theo ^^.