CSS3 - Hiệu ứng Animation - Học CSS3 căn bản & nâng cao
Các bạn thân mến, chắc hẳn rằng nhiều bạn cũng thắc mắc làm sao có thể tạo được những hiệu ứng đẹp chỉ với HTML và CSS. Hôm nay, thông qua bài học này Zaidap.com hy vọng mang đến cho các bạn những kiến thức đầy đủ nhất. 1. Animation là gì? Animation dịch ra tiếng Việt nghĩa là hiệu ứng chuyển ...
Các bạn thân mến, chắc hẳn rằng nhiều bạn cũng thắc mắc làm sao có thể tạo được những hiệu ứng đẹp chỉ với HTML và CSS. Hôm nay, thông qua bài học này Zaidap.com hy vọng mang đến cho các bạn những kiến thức đầy đủ nhất.
1. Animation là gì?
Animation dịch ra tiếng Việt nghĩa là hiệu ứng chuyển động, được dùng để tạo các hiệu ứng di chuyển của các thẻ HTML và được sử dụng khá nhiều trong các hiệu ứng của website hiện nay. Trong bài học này Zaidap.com sẽ giúp cách bạn hiệu được cách cấu hình cũng như định nghĩa một bộ quy tắc hiệu ứng cho các đối tượng cần thao tác mà không cần sử dụng bất cứ đoạn mã javascript nào.
Hiệu ứng trong CSS nghĩa là cách một đối tượng chuyển từ trạng thái này sao trạng thái khác trong một khoảng thời gian nhất định. Xem ví dụ sau
<!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="utf-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <title>Animation</title> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"> <style> div { width: 100px; height: 100px; background-color: blueviolet; border-radius: 50%; animation: toReg 3s 0.5s ease-in-out infinite; } @keyframes toReg { to { border-radius: 0%; background-color: aquamarine; } } </style> </head> <body> <div></div> </body> </html>
Trong ví dụ này mình đã tạo ra hiệu ứng chuyển động từ hình tròn sang hình vuông và có thay đổi background. Mình sẽ giải thích các bước làm như sau:
Trước tiên cần khai báo một trạng thái cần di chuyển bằng từ khóa @keyframes
như sau:
@keyframes toReg { to { border-radius: 0%; background-color: aquamarine; } }
Để sử dụng trạng thái này vào thẻ div
thì mình sử dụng thuộc tính animation
như sau:
div { animation: toReg 3s 0.5s ease-in-out infinite; }
Ở ví dụ trên ta, chuyển trạng thái từ đối tượng hình tròn màu tím sang hình vuông màu xanh ngọc trong khoảng thời gian 3 giây và chờ 0.5 giây trước khi bắt đầu. Để thiết lập hiệu ứng lập lặp vô tận thì thêm giá trị infinite
, còn toReg
là tên của hiệu ứng.
Quay lại phân tích phần CSS của @keyframe
sau:
@keyframes toReg { to { border-radius: 0%; background-color: aquamarine; } }
Từ khóa to
có nghĩa là trạng thái cuối cùng muốn đặt được của đối tượng, trong ví dụ này là hình vuông và màu xanh ngọc.
Ngoài ra, ta còn có thể dùng tỷ lệ phần trăm theo vì từ khóa to
@keyframes toReg { 100% { border-radius: 0%; background-color: aquamarine; } }
Lưu ý, ta có thể thêm vào các tỷ lệ phần trăm khác nhau để gia tăng độ phức tạp cho hiệu ứng. Xem ví dụ
<!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="utf-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <title>Animation</title> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"> <style> div { width: 100px; height: 100px; background-color: blueviolet; border-radius: 50%; animation: toReg 5s 0.5s ease-in-out infinite; } @keyframes toReg { 40% { width: 200px; border-radius: 80%; background-color: red; } 70% { width: 50px; border-radius: 30%; background-color: forestgreen; } 100% { width: 100px; border-radius: 0%; background-color: aquamarine; } } </style> </head> <body> <div></div> </body> </html>
Để hiểu rõ hơn từng cách cấu hình giá trị của animation
. Chúng ta hãy qua phần tiếp theo bên dưới.
2. Các thuộc tính của Animation
animation-name
Chỉ định tên của hiệu ứng, phần mà được định nghĩa trong quy tắc keyframe.
animation-duration
Chỉ định thời gian từ lúc hiệu ứng bắt đầu cho đên khi kết thúc.
animation-delay
Chỉ định thời gian chờ trước khi hiệu ứng bắt đầu thực thi.
animation-iteration-count
Chỉ định số lần hiệu ứng lập lại. Xem ví dụ bên dưới
div { animation-iteration-count: 2; }
Trong tình huống này, hiệu ứng sẽ được thực thi hai lần.
Lưu ý nếu muốn hiệu ứng thực thi vô tận thì thiết lập giá trị này bằng infinite
animation-direction
Định dạng hướng di chuyển của đối tượng.
Có bốn giá trị:
- normal: di chuyên về phía trước.
- reverse: di chuyển theo hướng về phía sau.
- alternate: di chuyển về phía trước rồi di chuyển về phía sau.
- alternate-reverse: di chuyển về phía sau rồi di chuyển về phía trước.
animation-timing-function
Định dạng cách thay đổi trạng thái của đối tượng.
Có các giá trị sau:
- linear: giữ tốc độ như nhau từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
- ease: bắt đầu chậm sau đó nhanh và kết thúc chậm dần.
- ease-in: bắt đầu chậm.
- ease-out: kết thúc chậm.
- ease-in-out: bắt đầu chậm và kết thúc chậm.
animation-fill-mode
Định dạng trạng thái của đối tượng.
Có các giá trị sau:
- forwards: trạng thái của đối tượng sẽ đẽ thể hiện như cấu hình cuối cùng trong quy tắc
keyframe
. - backwards: trạng thái của đối tượng sẽ đẽ thể hiện như cấu hình đầu tiên trong quy tắc
keyframe
(lưu ý chỉ trong thời gian diễn ra hiệu ứng). - both: sự hòa trộn giữa forwards và backwards.
3. Lời Kết
Qua bài viết này, Zaidap.com đã giúp các bạn nắm rõ lý thuyết cũng như cách tạo ra hiệu ứng đẹp. Việc còn lại là tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Điều mà sẽ giúp cho trang web trở nên sinh động hơn.
Cảm ơn các bạn, hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
Chuyên đề học lập trình web: Học phần HTML / CSS
Đây là chương thứ nhất trong chuyên đề tự học lập trình web với PHP. Trong chương này chúng ta sẽ học HTML và CSS trước.
Các bạn hãy sub kênh để ủng hộ mình nhé. Link chuyên đê tại đây.