06/04/2021, 14:49

Học CSS3 - 2D Transforms - Học CSS3 căn bản & nâng cao

CSS3 2D Transforms là những thuộc tính dùng để xử lý hiệu ứng di chuyển 2D (không gian hai chiều), ví dụ bạn có thể dụng CSS3 để quay một thẻ HTML một góc 180 độ, hay kéo nhỏ kéo to khi hover chuột vào đối tượng HTML, .. Thì tất cả những hiệu ứng như vậy trong không gian hai chiều ta gọi là 2D ...

CSS3 2D Transforms là những thuộc tính dùng để xử lý hiệu ứng di chuyển 2D (không gian hai chiều), ví dụ bạn có thể dụng CSS3 để quay một thẻ HTML một góc 180 độ, hay kéo nhỏ kéo to khi hover chuột vào đối tượng HTML, .. Thì tất cả những hiệu ứng như vậy trong không gian hai chiều ta gọi là 2D Transforms.

Cú pháp để tạo transform như sau:

transform: value;

Trong đó value là một trong các giá trị sau:

  • translate()
  • rotate()
  • scale()
  • skewX()
  • skewY()
  • matrix()

Mỗi giá trị sẽ có những công dụng khác nhau và chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn ở các phần dưới đây.

1. Transform translate() trong CSS3

Translate() có tác dụng di chuyển đối tượng HTML từ vị trí hiện tại của nó.

Có hai tham số truyền vào như sau: translate(xpx, ypx).

Trong đó:

  • xpx là  di chuyển theo hướng trái (nếu số dương) và phải (nếu số âm).
  • ypx là  di chuyển theo hướng xuống (nếu số dương) và lên (nếu số âm).

Code Hack CSS:

/* IE 9 */
-ms-transform: translate(50px,100px); 
/* Safari */
-webkit-transform: translate(50px,100px); 

Ví dụ: XEM DEMO

h2:hover{
    transform: translate(10px, 10px);
    -ms-transform: translate(10px, 10px); 
    -webkit-transform: translate(10px, 10px); 
}

Kết quả: Khi bạn hover chuột vào nó sẽ di chuyển xuống phía dưới.

transform translate gif

2. Transform rotate() trong CSS3

Rotate() dùng để xoay đối tượng HTML theo một góc độ nào đó.

Cú phápnó có một tham số truyền vào và đó chính là số độ mà ta muốn xoay. Nếu giá trị âm thì nó xoay ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại nó xoay cùng chiều kim đồng hồ.

-ms-transform: rotate(xdeg); /* IE 9 */
-webkit-transform: rotate(xdeg); /* Safari */
transform: rotate(xdeg);

Ví dụ: XEM DEMO

h2:hover{
    -ms-transform: rotate(20deg); /* IE 9 */
    -webkit-transform: rotate(20deg); /* Safari */
    transform: rotate(20deg);
}

Kết quả: Đối tượng HTML xoay một góc 20 độ.

transform rotate gif

3. Transform Scale() trong CSS3

Scale() dùng để kéo giãn đối tượng HTML.

Cú pháp

-ms-transform: scale(x, y); /* IE 9 */
-webkit-transform: scale(x, y); /* Safari */
transform: scale(x, y);<br><br>

Trong đó:

  • x là số lần tăng theo chiều rộng.
  • y là số lần tăng theo chiều cao. 

Nghĩa là giá trị bạn nhập vào chính là tỉ lệ so với độ dài hiện tại. Nếu bạn nhập 0.5 thì nó sẽ co độ dài bằng 1/2 hiện tại, nếu bạn nhập 2 thì nó sẽ có độ dài gấp đôi.

Ví dụ: XEM DEMO

h2:hover{
    -ms-transform: scale(1.2, 1.3); /* IE 9 */
    -webkit-transform: scale(1.2, 1.3); /* Safari */
    transform: scale(1.2, 1.3);
}

Kết quả:

transform scale gif

4. Transform skew() - skewX() - skewY() trong CSS3

Skew() dùng để bẻ góc độ của chiều rộng và chiều cao của đối tượng HTML.

skew trong css3 png

Cú pháp:

-ms-transform: skew(xdeg, ydeg); /* IE 9 */
-webkit-transform: skew(xdeg, ydeg); /* Safari */
transform: skew(xdeg, ydeg);

Trong đó:

  • xdeg là góc độ của hai cạnh hai bên.
  • ydeg là góc độ của hai cạnh trên dưới.

Nếu bạn chỉ muốn bẻ gãy hai cạnh hai bên thì dùng cú pháp sau:

-ms-transform: skewX(xdeg); /* IE 9 */
-webkit-transform: skewX(xdeg); /* Safari */
transform: skewX(xdeg);

Nếu ban chỉ muốn bẻ gãy hai cạnh trên dưới thì dùng cú pháp sau:

-ms-transform: skewY(xdeg); /* IE 9 */
-webkit-transform: skewY(xdeg); /* Safari */
transform: skewY(xdeg);

Ví dụ: XEM DEMO

h2:hover{
    -ms-transform: skew(20deg, 10deg); /* IE 9 */
    -webkit-transform: skew(20deg, 10deg); /* Safari */
    transform: skew(20deg, 10deg);
}

5. Transform matrix() trong CSS3

Matrix() là hàm tổng hợp tất cả các thuộc tính ở trên, nó có 6 tham số cho phép bạn xoay, di chuyển, kéo giãn đối tượng HTML.

Đây là một thuộc tính khá phức tạp và bạn hãy quên việc ngồi vắt óc suy nghĩ để tính cho từng giá trị.

Nên để không mất thời gian thì mình sẽ không đề cập đến thuộc tính này, bạn có thể tham khảo tại đây. Hẹn một ngày không xa chúng ta sẽ có một bài về vấn đề này.

6. Lời kết

Vậy là mình đã giới thiệu xong một số thuộc tính xử lý hiệu ứng 2D cho đối tượng HTML trong CSS3, bày này chỉ mang tính chất giới thiệu để bạn hiểu ý nghĩa của từng thuộc tính nên mình không cho nhiều ví dụ.

RIêng với matrix() thì thực sự rất khó nên mình bỏ qua thuộc tính đó.

Bài viết có lấy một số hình ảnh tử W3C.

Chuyên đề học lập trình web: Học phần HTML / CSS

Đây là chương thứ nhất trong chuyên đề tự học lập trình web với PHP. Trong chương này chúng ta sẽ học HTML và CSS trước.

Các bạn hãy sub kênh để ủng hộ mình nhé. Link chuyên đê tại đây.

Bùi Văn Nam

27 chủ đề

7090 bài viết

Cùng chủ đề
0