01/10/2018, 12:19

14 - Kiểu dữ liệu (lớp) list trong Python (phần 2)

#Giới thiệu về phương thức của kiểu dữ liệu List trong Python

Kiểu dữ liệu List của Python có một số phương thức giúp chúng ta xử lí các vấn đề liên quan đến nó. Mình sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương thức đó.
Một số phương thức mình sẽ không nói rõ về nó vì có một số kiến thức bạn chưa nắm được. Điển hình đó là hàm.
Bên cạnh đó có một số phương thức có dạng biến thể là một hàm sẽ được mình sẽ đề cập trong tương lai.
#Các phương thức tiện ích
##Phương thức count

Cú pháp: <List>.count(sub, [start, [end]])
Công dụng: Giống với phương thức count của kiểu dữ liệu chuỗi.

  • Trả về một số nguyên, chính là số lần xuất hiện của sub trong chuỗi.
  • Còn start và end là số kĩ thuật slicing (lưu ý không hề có bước).
>>> Kteam = [1, 5, 1, 6, 2, 7]
>>> Kteam.count(1)
2
>>> Kteam.count(3)
0

##Phương thức index

Cú pháp: <List>.index(sub[, start[, end]])
Công dụng: Tương tự phương thức index của kiểu dữ liệu chuỗi.

>>> Kteam = [1, 2, 3]
>>> Kteam.index(2)
1
>>> Kteam.index(4)
Traceback (most recent call last):
  File "<stdin>", line 1, in <module>
ValueError: 4 is not in list

##Phương thức copy

Cú pháp: <List>.copy()
Công dụng: Trả về một List tương tự với List[:]

>>> lst = [1, 2, 3]
>>> another_lst = lst.copy()  # tương tự lst[:]
>>> another_lst[0] = 4
>>> another_lst
[4, 2, 3]
>>> lst
[1, 2, 3]

##Phương thức clear

Cú pháp: <List>.clear()
Công dụng: Xóa mọi phần tử có trong List.
Lưu ý: Các phiên bản Python 2.X hoặc dưới Python 3.2 sẽ không có phương thức này

>>> Kteam = [1, 2, 3]
>>> Kteam.clear()
>>> Kteam
[]

Phương thức trên bản chất không như những cách gán với một List rỗng. Giống như dưới đây:

>>> lst = [] # hoặc
>>> lst = list()

Phương thức clear sẽ xóa đi các phần tử ở trong List. Các bạn sẽ biết thêm khi biết tới câu lệnh del
Để thể hiện rõ sự khác biệt giữa hai trường hợp trên. Mình sẽ cho ví dụ minh họa
Bạn còn nhớ ví dụ về việc Tèo và gấu của tèo dùng chung số tiền chứ?

>>> tien_teo = [50]
>>> tien_teo
[50]
>>> tien_gau_cua_teo = tien_teo  # Tèo và gấu của Tèo đang dùng chung 50 nghìn
>>> tien_gau_cua_teo
[50]
>>> tien_gau_cua_teo = []  # ta gán lại số tiền cô gấu của Tèo là một List rỗng
>>> tien_gau_cua_teo
[]
>>> tien_teo # và đương nhiên, tiền của Tèo không bị ảnh hưởng
[50]

Tiếp đến, ta sẽ dùng phương thức clear.

>>> tien_teo = [50]
>>> tien_teo
[50]
>>> tien_gau_cua_teo = tien_teo # Tèo và gấu của Tèo đang dùng chung 50 nghìn
>>> tien_gau_cua_teo
[50]
>>> tien_gau_cua_teo.clear() # xử dụng phương thức clear
>>> tien_gau_cua_teo
[]
>>> tien_teo # tiền của Tèo đã bị xóa theo
[]

#Các phương thức cập nhật
##Phương thức append

Cú pháp: <List>.append(x)
Công dụng: Thêm phần tử x vào cuối List

>>> howkteam = [1, 2]
>>> howkteam.append(3)
>>> howkteam
[1, 2, 3]
>>> howkteam.append([4, 5]) # chú ý trường hợp này
>>> howkteam
[1, 2, 3, [4, 5]]

##Phương thức extend

Cú pháp: <List>.extend(iterable)
Công dụng: Thêm từng phần tử một của iterable vào cuối List.

>>> Kteam = [1, 2, 3]
>>> Kteam.extend([4, 5]) # xem sự khác biệt giữa append và extend
>>> Kteam
[1, 2, 3, 4, 5]
>>> Kteam.extend([[6, 7], 8])
>>> Kteam
[1, 2, 3, 4, 5, [6, 7], 8]

##Phương thức insert

Cú pháp: <List>.insert (i, x)
Công dụng: Thêm phần x vào vị trí i ở trong List.

>>> kteam = [1, 2, 3]
>>> kteam.insert(1, 8) # thêm phần tử 8 vào trong List kteam ở vị trí 1
>>> kteam
[1, 8, 2, 3]

Nếu vị trí i lại lớn hơn hoặc bằng số phần tử ở trong List thì kết quả sẽ tương tự như phương thức append.

>>> kteam= [1, 2, 3]
>>> kteam.insert(4, 20) # vị trí 4, nhưng trong List chỉ có 3 phần tử
>>> kteam
[1, 2, 3, 20]
>>> kteam.insert(len(kteam), 5) # vị trí thứ 4, bằng số phần tử trong List
>>> kteam
[1, 2, 3, 20, 5]

Nếu vị trí i là một số âm, bạn cần lưu ý kỹ ví dụ sau

>>> kter = [1, 2, 3]
>>> kter[-1]
3
>>> kter[-2]
2
>>> kter[-3]
1

Khi bạn insert mà lại dùng vị trí i là số âm, thì vị trí được insert sẽ là i –1.

>>> kteam = [1, 2, 3]
>>> kteam[-1]
3
>>> kteam.insert(-1, 4) # thêm vào vị trí (-1 – 1) là -2
>>> kteam
[1, 2, 4, 3]

Nếu vị trí i –1 (đang xét indexing âm) không có trong List, mặc định, phần tử x sẽ được thêm vào đầu List

>>> kteam= [1, 2, 3]
>>> kteam[-20] # không có phần tử -20 trong List
Traceback (most recent call last):
  File "<stdin>", line 1, in <module>
IndexError: list index out of range
>>> kteam.insert(-20, 0)
>>> kteam
[0, 1, 2, 3]

##Phương thức pop

Cú pháp: <List>.pop([i])
Công dụng: Bỏ đi phần tử thứ i trong List và trả về giá trị đó. Nếu vị trí i không được cung cấp, phương thức này sẽ tự bỏ đi phần tử cuối cùng của List và trả về giá trị đó.

>>> kter= [1, 2, 3, 4, 5, 6]
>>> kter.pop(3)
4
>>> kter
[1,2, 3, 5, 6]
>>> kter.pop(-3)
>>> kter.pop(-3)
3
>>> kter
[1, 2, 5, 6]
>>> kter.pop() # mặc định sẽ pop phần tử cuối cùng nằm trong List
6
>>> kter
[1, 2, 5]

##Phương thức remove

Cú pháp: <List>.remove(x)
Công dụng: Bỏ đi phần tử đầu tiên trong List có giá trị x. Nếu trong List không có giá trị x sẽ có lỗi được thông báo

>>> kteam = [1, 5, 6, 2, 1, 7]
>>> kteam.remove(1)
>>> kteam
[5, 6, 2, 1, 7]
>>> kteam.remove(3)
Traceback (most recent call last):
  File "<stdin>", line 1, in <module>
ValueError: list.remove(x): x not in list

#Các phương thức xử lí
##Phương thức reverse

Cú pháp: `.reverse()
Công dụng: Đảo ngược các phần tử ở trong List.

>>> kteam = [1, 3, 2]
>>> kteam.reverse()
>>> kteam
[2, 3, 1]

##Phương thức sort

Đây là phương thức mà mình sẽ chỉ giới thiệu sơ lược về nó. Mình sẽ bỏ qua key trong phần giới thiệu cú pháp của phương thức bên dưới.

Cú pháp: <List>.sort(key=None, reverse=False)
Công dụng: Sắp xếp các phần tử từ bé đến lớn bằng cách so sánh trực tiếp.

>>> howkteam = [3, 6, 7, 1, 2, 4]
>>> howkeam.sort()
>>> howkteam
[1, 2, 3, 4, 6, 7

Nó còn so sánh cả chuỗi, cả List, và mọi thứ khác.

>>> lst = ['k', 'free', '9kteam', 'howkteam']
>>> lst.sort()
>>> lst
['9kteam', 'free', 'howkteam', 'k']

Ghi nhớ rằng, các phần tử phải có thể so sánh với nhau. Trường hợp dưới đây bạn không thể so sánh chuỗi với số được, do đó sẽ có lỗi hiện lên.

>>> lst = ['Kteam', 69]
>>> lst.sort()
Traceback (most recent call last):
  File "<stdin>", line 1, in <module>
TypeError: '<' not supported between instances of 'int' and 'str'

Chúng ta sẽ nói đến từ khóa reverse. Từ khóa này bạn chỉ có thể cho 2 giá trị, một là True, hai là False.
Nếu là False, các phần tử được sắp xếp từ bé đến lớn, còn ngược lại là từ lớn đến bé.

>>> kteam = [6, 8, 2, 5, 1, 10, 4]
>>> true_reverse = kteam.copy() #tạo một bản sao của kteam và không ảnh hưởng đến kteam
>>> kteam.sort() # không đưa giá trị cho reverse thì mặc định là False
>>> true_reverse.sort(reverse=True)
>>> kteam
[1, 2, 4, 5, 6, 8, 10]
>>> true_reverse
[10, 8, 6, 5, 4, 2, 1]

Link video của How Kteam


#CÂU HỎI

1, Chuyện gì xảy ra khi ta dùng phương thức pop lên một List rỗng?

>>> lst = list()
>>> lst
[]
>>> lst.pop

2, Ta có thể sắp xếp được List dưới đây bằng phương thức sort hay không?

>>> lst = [[1, 2], ['abc', 'def']]

#NEXT
15 - KIỂU DỮ LIỆU (LỚP) TUPLE TRONG PYTHON
#PREVIOUS
13 - KIỂU DỮ LIỆU (LỚP) LIST TRONG PYTHON

Bài liên quan
0