30/09/2018, 17:48

7 bản phân phối Linux Non-Ubuntu cho người mới bắt đầu

##Bản phân phối Linux nào tốt cho người mới bắt đầu?
Ngày nay, Linux đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Đã có nhiều người dùng chấp nhận từ bỏ Windows đã quá quen thuộc và nhàm chán để đến với một chân trời rộng lớn hơn: Linux. Tuy nhiên, vì Linux là một hệ điều hành hoàn toàn mở, bởi thế các bản phân phối của nó hết sức đa dạng và phong phú. Việc lựa chọn 1 trong số hàng trăm bản phân phối ấy không phải là dễ, nhất là đối với những người mới bắt đầu sử dụng, điều này khiến họ vô cùng bối rối và mệt mỏi. Bên cạnh những bản phân phối đã quá quen thuộc với Linux-er như Ubuntu, Linux Mint, ElementaryOS,… mình muốn giới thiệu đến mọi người những bản phân phối khác không dựa trên Ubuntu, khá thích hợp cho những bạn mới dùng, đồng thời để cho những người đã dùng lâu 1 distro có thể “đổi gió” hoặc cảm thấy dần chán với giao diện Unity của Ubuntu.

Tiêu chí để lựa chọn 1 bản phân phối Linux thân thiện

  • Dễ cài đặt
  • Tương thích phần cứng
  • Thuận tiện cho người dùng
  • Phần mềm cài sẵn hữu dụng
  • Cộng đồng hỗ trợ lớn

##1. Antergos

Antergos không hẳn là 1 distro mới. Trước đây nó được biết đến dưới tên Cinnarch và được là sự kết hợp của Arch và giao diện Cinnamon.

Dựa trên Arch Linux, tuy nhiên Antergos xây dựng để cài đặt lên máy tính đơn giản hơn (vẫn trong giai đoạn beta). Antergos có 6 kiểu desktop cho người dùng lựa chọn và GNOME được cài đặt mặt định với phiên bản live.

Antergos kết hợp với giao diện Numix theme để cải thiện vẻ thẩm mĩ của giao diện. Các ứng dụng cài đặt sẵn của nó đủ cho bạn dùng ở nhu cầu cơ bản. Phần lớn chúng được xây dựng để tương thích với hiệu điều hành nên dùng khá tốt. Tuy nhiên lại không có nhiều tutorial chỉ dẫn chính thức dành cho Antergos, đó là 1 điểm hạn chế, nhưng điều này có thể dần được khắc phục trong tương lai.

Website chính thức: AntergosOS


##2. Manjaro Linux


Tương tự Antergos, Manjaro cũng là một hệ điều hành dựa trên Arch Linux và sở hữu 1 lượng fan khá lớn gần đây. Nó được xây dưng dành cho người mới dùng với cái kiểu giao diện KDE, XFCE và môi trường Net desktop. Bên cạnh đó còn có GNOME, LXDE, Mate,… được xây dựng bởi cộng đồng.

Manjaro cũng được xây dựng để dễ cho việc cài đặt, cũng như có nhiều ứng dụng cài sẵn hữu ích cho người dùng. Đồng thời, Manjaro cũng có trình quản lí ứng dụng đồ họa riêng.

Mục tiêu của các nhà phát triển là giúp người dùng đến gần với Arch Linux hơn vốn khá phức tạp đối với người mới sử dụng. Nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo trang chủ của Manjaro.

Website chính thức: Manjaro Linux


##3. Archbang

Cũng là một hệ điều hành Arch-based Linux, Archbang là môt “đối thủ xứng tầm” đối với Crunchbang++, một hệ điều hành Ubuntu-based trên giao diện lightweight dành cho “lính mới”.

Cũng giống như 2 hệ điều hành ở trên, Archbang cung cấp cho người dùng sự tiện dụng và một cộng đồng hỗ trợ lớn (một phần của Arch). Người dùng cũng có thể dùng những tài liệu, wiki và tuts của Arch để áp dụng vào Archbang.

Website chính thức: Archbang Linux


##4. Chakra Linux

Một Arch-based thứ tư được nhắc đến trong bài đăng này. Không như Manjaro, Chakra có tuổi đời lâu hơn và được yêu thích bởi nhiều người dùng Arch. Đây là hệ điều hành duy nhất với giao diện KDE cùng khẩu hiệu “the most pure KDE experience possible” (cung cấp trãi nghiệm thuần KDE nhất có thể).

Website chính thức: Chakra Linux


##5. Fedora

Fedora thường được xem là một đối thủ của Ubuntu trong thế giới Linux. Nếu Ubuntu được hỗ trợ bởi Canonical thì Fedora được “bảo kê” bởi ông lớn Red Hat. Và cũng có nhiều bản phân phối dựa trên Fedora.

Hệ điều hành này cung cấp cho người dùng trình cài đặt cũng như trình quản lí ứng dụng riêng. Nó cũng có nhiều ứng dụng cài sẵn tiện lợi thích hợp cho người mới.

Theo Distrowatch , Fedora là bản phân phối Linux phổ biến nhất bên thứ ba .

Website chính thức: Fedora


##6. PCLinuxOS

PCLinuxOS đã là lựa chọn phổ biến nhất của đa số những người mới bắt đầu với Linux trong thập kỷ trước . Cho đến nay, nó vẫn còn phổ biến , tuy nhiên điều này đang dần thay đổi. Người dùng Linux mới hơn có xu hướng sử dụng Ubuntu hay Linux Mint hơn là PCLinuxOS .

PCLinuxOS ban đầu được dựa trên Mandriva Linux nhưng qua thời gian nó đã có con đường phát triển riêng của mình và không còn dựa trên Mandriva nữa .

Nó đi kèm với các kiểu giao diện khác nhau, với KDE là mặc định . Nó cũng có một số lượng lớn các ứng dụng và trò chơi được cài đặt mặc định . Synaptic là gói quản lí đồ họa duy nhất để cài đặt phần mềm mới.

Website chính thức: PCLinuxOS


##7. openSUSE

openSUSE là một bản phân phối Linux được hỗ trợ bởi nhà cung cấp thương mại Linux SUSE .

Với trình cài đặt riêng của mình , openSUSE cung cấp các giao diện desktop như KDE , GNOME , XFCE và LXDE . openSUSE đi kèm với một số ứng dụng được cài đặt theo mặc định và phần cứng tương thích với hầu hết các nhà cung cấp .

Nó cũng có một cộng đồng lớn để hỗ trợ, các tuts và tài liệu.

openSUSE có thể không phải là một lựa chọn tốt nhất để bắt đầu với Linux, tuy nhiên, nó thật sự tuyệt vời nếu bạn đã có chút ích kinh nghiệm sử dụng với hệ điều hành “chim cách cụt”.

Webstie chính thức: openSUSE


Theo IT’S F.O.S.S.

Source: 7 Non-Ubuntu Linux Distributions For Beginners
Author: ABHISHEK

Mai Anh Dũng viết 19:54 ngày 30/09/2018

Đạt chỉ mới dùng qua Fedora, nghe nói openSUSE cũng khá tốt. Có ai thử 6 cái còn lại, ngoài Fedora, chưa nhỉ

Mai Thế Nguyễn viết 20:04 ngày 30/09/2018

Em chỉ mới dùng Ubuntu thôi, nhưng thấy hay nên post cho mọi người cùng đọc, chắc phải đổi gió thôi

Truong Pham viết 19:55 ngày 30/09/2018

Sau nhiều lần thử với các distro khác nhau thì em quyết định ở lại với linux mint cinamon

Chi Ngo viết 19:59 ngày 30/09/2018

Nó có gì hay không bạn? Mình thấy nó bố trí kiểu của window nên không có cảm tình, nhưng chưa dùng nhiều chưa biết được nó thế nào? Bạn có thể chỉ cho mình biết 1 vài đặc điểm khác biệt của nó không?

Truong Pham viết 20:02 ngày 30/09/2018

Mình dùng eclipse nên thấy nó mượt hơn khá nhiều không bị lag như ubuntu, phần software manager của nó cũng tốt hơn ubuntu software center,…

I am Z viết 19:59 ngày 30/09/2018

Em đã thử qua openSUSE, dù trong chỉ một thời gian ngắn, nó sử dụng lệnh rpm và yum như fedora, còn có sẵn cái package control rất tiện. Ai muốn tìm một hệ điều hành mở ổn định, phục vụ tốt cho công việc thì nên xem qua openSUSE (nhưng quá quen với việc dùng apt với dpkg nên lại phải trở về với ubuntu)
Có một điều rút ra được sau khi dùng cả apt-dpkg với yum-rpm là cái yum search khi search ở chế độ mặc định thì nó ngon hơn apt-cache search mặc định :3

asdasdasd viết 19:56 ngày 30/09/2018
  • openSUSE tớ thích cái docky left , giống của MacOS chứ của ubuntu nó dài thượt lượt nhìn thô quá :)) , cái này nhìn gọn gàng nhỏ nhỏ xinh xinh :))
  • @iamz Lúc nãy tìm kiếm hình ảnh gõ openSUSE ra 1 đống thấy có cái docky left nhìn đẹp lắm , nhỏ nhỏ xinh xinh mà search video cài đặt mà thấy cài đặt xong chẳng có docky thế . Khéo màu tìm thủy chung với ubuntu thôi .
  • Hình như nhầm hàng với Fedora rồi , kaka . Khéo lại quất ẻm Fedora kết quả docky left quá :)) .
Nguyễn Hữu Nghĩa viết 19:57 ngày 30/09/2018

có ai xài ubuntu mà lại hay lag như mình ko ?

Mai Anh Dũng viết 20:00 ngày 30/09/2018

Có thể do driver không tương thích chăng? Chạy Ubuntu trên máy mới hay crash lắm.

I am Z viết 20:04 ngày 30/09/2018

Muốn có docky đơn giản mà, chỉ việc cài plank (gg search nhé) nếu trên ubuntu thì bật chế độ auto hide taskbar lên, chỉnh độ nhạy xuống thấp hết cỡ là xong

Lập Trình Sư viết 19:57 ngày 30/09/2018

Ubuntu, Fedora, openSUSE, Debian, MintOS, ElementaryOS, Slack: mấy cái này là ổn nhất cho newbie vì:

  1. Giao diện thân thiện dễ sử dụng.
  2. Có hệ thống repo (software center) lớn, nên không lo thiếu phần mềm, công cụ để phát triển.
  3. Cấu hình giao diện đơn giản, không phức tạp.
  4. Có hệ thống users lớn, nên được support khá nhiều, có lỗi phát, tìm ra được cách giải quyết ngay.

Họ nhà Arch, Slack thì dành cho geek, security pentester là chủ yếu.
Họ nhà RedHat, Debian, CentOs dành cho các server admin là chủ yếu.

Bài liên quan
0