01/10/2018, 09:24

8 kinh nghiệm cho người mới học lập trình

8 KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC LẬP TRÌNH.

Mỗi người có một phương pháp học riêng, tuy nhiên để đạt tới một đỉnh cao của một lập trình viên, bạn cần có một phương pháp học cụ thể, rõ ràng với một quyết tâm cao. Sau đây là các cách định hướng việc học lập trình nhanh hơn.

1. Đừng đi quá nhanh, hãy nắm bắt nó trước khi đi tiếp

Chúng ta thường thắc mắc tại sao trong lớp học của mình, có một số bạn của chúng ta biết trước về một số ngôn ngữ lập trình. Trong những tuần đầu tiên học thường nắm bắt kiến thức rất nhanh, nhưng càng về sau họ lại bị bỏ ở đằng sau bởi những sinh viên khác. Tại sao họ lại bị bỏ xa trong khi nền tảng của họ tốt hơn.???

Đó chính là việc họ đã đi quá nhanh, và lối mòn của họ là tưởng rằng mình biết tất cả nhưng thực sự họ hiếm khi thực hiện công việc lập trình. Có thể họ biết một số cái nâng cao hơn so với những sinh viên khác, nhưng bấy nhiêu đó là không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản.

Do đó, trước tiên chúng ta cần tạo cho mình một nền tảng (Foundation) tốt bằng cách thường xuyên luyện tập thực hành các bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập như vậy bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Và tạo cho mình một thói quen tốt để giải quyết vấn đề.
Đồng thời bạn đừng bao giờ ngừng tiến trình luyện tập của mình, cũng không nên đi quá nhanh hay quá chậm. Đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Bằng cách đối mặt với nhiều ý tưởng và thách thức, bạn sẽ có một chất men giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản.

2. Đừng copy và Paste code

Đây có lẽ là lời khuyên được nhiều người nói nhất và chúng tôi cũng thấy rất đúng. Ban đầu khi mới làm quen với một ngôn ngữ lập trình nhìn mớ code như mớ bòng bong chấm phẩy tè le hết. Ngồi gõ lại thì lâu biết bao nhiêu, copy và paste cho nhanh. Nhưng chỉ bằng cách gõ lại bạn mới nhớ code hơn, nếu có gõ sai thì có cơ hội quay lại và chỉnh sửa lỗi của mình.

3. Vừa xem vừa làm

Bạn đừng có mở video lên, pha ly cà phê rồi ngồi vuốt râu khen “phải! phải!”. Cách đó tôi thấy không hiểu quả cho lắm. Rất nhiều người cũng từng ngồi khoanh tay gật gù khen có lý. Nhưng khi tắt video đi thì lại mơ hồ không rõ lắm. Chính vì thế bạn mở video một bên và cửa sổ code một bên. Xem đến đâu gõ đến đó thì hiệu quả hơn rất nhiều.

4. Tự làm sau khi xem

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất. Sau khi bạn xem video rồi, làm theo rồi, hiểu cách rồi. Hãy tắt video đi và tự làm lại từ đầu theo cách hiểu của mình. Sau đó tự sửa lỗi, tìm lỗi sai, khắc phục .v.v. nếu bế tắc thì mới xem lại video. Nếu bạn đã đào sâu suy nghĩ mà vẫn chưa ra cách, đến khi xem lại bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều.

5. Code, code nữa, code mãi

Cách học code nhanh nhất là cứ bỏ mấy cuốn sách dầy cộp xuống. Mở máy lên và code. Sai thì sửa, quên thì xem lại, có lỗi tìm cách khắc phục, đào sâu suy nghĩ, google, đọc lại lý thuyết … nói chung tôi thấy cách hay nhất vẫn là tự tìm cách giải quyết trước khi hỏi. Bởi vì học lập trình là môn học cần tư duy độc lập và tìm tòi sáng tạo. Rất nhiều người khi mới bắt đầu gặp vấn đề hơi khó là phải hỏi đầu tiên mà không tự khám phá. Nếu cứ mãi hỏi như vậy bạn sẽ bị ì sức sáng tạo và tư duy không độc lập nữa.

6. Tự thêm thử thách

http://file.vtv.vn/vtv6/old_data/thuthach.jpg

Đây là cách chúng tôi rất hay tự làm với mình. Ví dụ bạn xem một tutorial về cách gửi mail bằng PHP. Trong video, chúng tôi có hướng dẫn gửi mail nhưng không gửi file đính kèm. Bạn hãy cho đấy là bài tập về nhà của mình và tự tìm cách khắc phục. Ví dụ khi chúng tôi đọc một bài về jQuery Slider chẳng hạn, nếu người ta chỉ có chuyển hình kiểu chạy qua, chúng tôi sẽ tự tìm cách tạo cho nó fade qua, vòng lại .v.v… bằng cách tự tạo ra thách thức cho mình bạn sẽ tiến bộ mau hơn.

7. Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu

Học làm web không như học phổ thông, không như làm toán cứ ráp công thức vào là giải được bài. Làm web mỗi người một cách làm, mỗi sách có những điểm hay điểm dở khác nhau, mỗi thầy giáo có chỗ mạnh chỗ yếu và mỗi trang web cũng có những ưu điểm khuyết điểm. Do vậy bạn nên tập hợp nhiều nguồn sách, video, ebook, trang web, tutorials v.v… rồi đúc kết, chắt lọc ra cách mà bạn cho là tối ưu nhất. Bạn có thể kết hợp nhiều nguồn với nhau và tìm ra cách nào mà mình thấy dung hòa được tất cả các mặt.

8.Tìm hiểu cách sử dụng một công cụ gỡ rối Debug

Debug là một công cụ rất tốt dùng để gỡ rối chương trình của bạn khi có một lỗi nào đó là chương trình bạn chạy sai. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng qua từng mã lệnh của chương trình.
Công cụ debug giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn, và là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình. Một chương trình debug có thể giúp bạn nhanh chóng trả lời những gì mà bạn đang làm.

Video debug

Lời kết: Đây là kinh nghiệm cá nhân mà chúng tôi thu thập lại đựơc, bạn có thể dùng làm nguồn tham khảo, hoặc khám phá ra cho mình cách học tốt hơn. Nhưng nói ngắn gọn lại thì nếu đã xác định học lập trình, bạn phải tạo ra cho mình một thói quen tư duy độc lập. Chỉ hỏi khi thực sự hết cách, chỉ hỏi sau khi đã thử rất nhiều cách, chỉ hỏi khi đã suy nghĩ về vấn đề đó rất nhiều lần trong ngày và chỉ hỏi khi bạn thực sự không thể giải quyết được vấn đề.

Tao Không Ngu. viết 11:35 ngày 01/10/2018

Tối xem anime SAO đến 5h sáng giờ lên ném đá cho tỉnh ngủ.

1 Đừng đi quá nhanh, hãy nắm bắt nó trước khi đi tiếp.
Nếu chỉ đứng trên mặt đất thì thấy nó phẳng. Khi nhìn từ vũ trụ thì thấy nó không phẳn. Hãy cố gắng nắm bắt nó chứ không phải là lúc nào cũng phải nắm bắt nó. Đôi khi khi mới học thấy việc hiểu một cái gì đó mất rất nhiều thời gian nhưng khi đọc trước tổng quát kiến thức thì các vấn đề trước đây thấy khó hiểu là một mảnh ghép của một bức tranh khi nhìn tổng thể thì không còn khó hiểu nữa.
-> Hay đi thật nhanh và thật nhiều khi đã có những cái nhìn tổng quát thì quay lại đọc lại từ đầu.

2 Đừng copy và Paste code.
Học code chứ không phải học kinh đừng có học thuộc nó mà hay hiểu nó. Để hiểu nó hay đọc nó. Còn việc copy hay không thì không quan trọng. Hàm là một hình thức copy khi gọi hàm là gọi lại một đoạn lệnh. Và đôi khi còn chẳng biết mã nguồn nó như nào nữa.
-> Copy pate code ra một hàm. Đọc hiểu sửa lại theo nhu cầu. VIết comment cho nó. Sau đó cứ thế mà gọi.

3 Vừa xem vừa làm.
Hãy xem anime và đọc sách. Xem vìdeo dậy lập trình là một cách tiêu tốn thời gian mà cái đem lại là lòng tin rằng nếu làm như hướng dẫn nó sẽ chạy được. @_@! (Nói không ai tin phải mắt thấy tai nghe). Đừng xem video nữa hãy đọc các bài hướng dẫn nó nhiều thông tin hơn và học cũng nhanh hơn. Vấn đề duy nhất là lòng tin.
-> TÌm hiểu vấn đề -> Tin tưởng nó là đúng -> Kiểm tra từng bước thực hiện -> Nếu các bước kiển tra là không riêng lẻ -> Cần xác định lỗi do bước nào.

4 Tự làm sau khi xem
-> Không bao giờ làm theo những gì đã xem. Bạn không phải là main nên đừng làm theo anime.

5 Code, code nữa, code mãi.
Code chỉ là cách triển khai cách giải quyết vấn đề mà thôi. Code nhiều hỏng bàn phím.
-> Hãy kiếm một cái IDE gợi ý tốt, Biết cách tổ chức code cũng như cách viết doc của lib khi cần có thể nhanh chóng cha cứu. Luôn suy nghĩ cách giải quyết vấn đề và các khả năng có thể dảy ra.

6 Tự thêm thử thách.
Cái duy nhất cản bước trên con đường lập trình là chính coder. Hay hiểu những gì mình viết ra và hiểu đúng những gì mình đọc.

7 Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu
Hãy học từ nguồn chính thống hoặc các lập trình viên có kinh nghiệm để hiểu rõ vấn đề và tự suy nghĩ áp dụng. Rất nhiều trang vớ vẩn người viết kiến thức nửa vời dạy nấy cái copy từ các trang khác.
-> Học để hiểu và vận dụng chứ không phải để làm theo vậy nên không cần học ở nhiều nơi làm gì.

8 Tìm hiểu cách sử dụng một công cụ gỡ rối Debug.
Đừng quá phụ thuộc vào nó mà hãy hiểu những gì mình làm. Code do mình viết ra nên hay hiểu tại sao viết từng dòng code như vậy.

P/S Do thiêu ngủ nên bài viết này chẳng có gí trị gì đừng đọc.

Trần Hoàn viết 11:26 ngày 01/10/2018

Thực ra thì mình thấy cái bài này đối với các sinh viên mới học lập trình thì rất đúng, trừ vụ xem video rồi gõ theo. Đối với những người đã có chút ít kinh nghiệm hoặc những người sử dụng lập trình ở mức độ chuyên nghiệp hơn thì các bước trên là quá vòng vèo, tốn thời gian và thiếu tin cậy mà lại không gặt hái được kinh nghiệm, nhưng các sinh viên mới tiếp xúc với lập trình một vài tuần chẳng hạn, thì không đủ khả năng thực hiện như bạn đâu :))

Tao Không Ngu. viết 11:28 ngày 01/10/2018

Hi Hà Thu.
Kết bạn facebook trao đổi kinh nghiệm nhỉ @_@!

Hà Thu viết 11:28 ngày 01/10/2018

Tao Khong Ngu.
Bạn thông minh đấy.Rất xứng với tên gọi.

Hà Thu viết 11:39 ngày 01/10/2018

Kinh nghiệm mà, có thể là hợp với người này và không hợp với người kia. Cũng là chia sẻ thôi bạn ợ. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết

Hà Thu viết 11:40 ngày 01/10/2018

hathu.thuonghieutv@gmail.com, gõ là FB nha.

Tao Không Ngu. viết 11:28 ngày 01/10/2018

Hạ Thu thương hiệu TV ? Hãng tivi mới a ?

Nguyễn Văn Hùng viết 11:38 ngày 01/10/2018

Cảm ơn bạn! Mình thấy bài chia sẻ của bạn có nhiều cái hay đáng học hỏi

Hidan viết 11:26 ngày 01/10/2018
  1. Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu

vậy mà 1 anh hướng dẫn tụi mình toàn bảo chỉ nên tham khao từ 1 nguồn duy nhất thôi

Hà Thu viết 11:26 ngày 01/10/2018

Theo mình thì càng tìm hiểu nhiều sẽ càng tích lũy được nhiều b ạ.
Tuy nhiên cũng cần cân nhắc tới nguồn tài liệu. Ko phải cứ vào google gõ là ok b ạ.

Hung viết 11:40 ngày 01/10/2018

Google nhiều, đọc nhiều mới biết tài liệu nào nên đọc, trang web nào không nên đọc. Newbie khuyến khích đọc nhiều tài liệu, có kinh nghiệm thì mới hạn chế lại.

vtrnnhlinh viết 11:38 ngày 01/10/2018

gửi tấm hình lên làm gì vậy bác

Trần Hoàn viết 11:25 ngày 01/10/2018

thói quen xấu chưa bỏ được :))

Bài liên quan
0